Thứ Sáu, Tháng Chín 29, 2023
Công nghệ 24/7
  • Trang chủ
  • Đời sống
    • Bệnh & Thông tin bệnh
    • Mẹo vặt gia đình
    • Môi trường
  • Khoa học vũ trụ
  • Chuyện lạ – Bí ẩn
  • Y học sức khỏe
    • Dinh dưỡng
    • Sức khỏe
    • Vận động thể thao
  • Công nghệ
    • Ai – Trí tuệ nhân tạo
    • Công nghệ điện thoại
    • Khoa học máy tính
    • Công nghệ mới
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Đời sống
    • Bệnh & Thông tin bệnh
    • Mẹo vặt gia đình
    • Môi trường
  • Khoa học vũ trụ
  • Chuyện lạ – Bí ẩn
  • Y học sức khỏe
    • Dinh dưỡng
    • Sức khỏe
    • Vận động thể thao
  • Công nghệ
    • Ai – Trí tuệ nhân tạo
    • Công nghệ điện thoại
    • Khoa học máy tính
    • Công nghệ mới
No Result
View All Result
Khoa Học
No Result
View All Result

Bệnh sởi ở trẻ em có nguy cơ lây qua những đường nào?

Đặng Phương Bởi Đặng Phương
Tháng Bảy 17, 2021
trong Bệnh & Thông tin bệnh, Đời sống
0
Bệnh sởi ở trẻ em có nguy cơ lây qua những đường nào?

Trước khi có vắc xin, bệnh sởi đã gây ra khoảng 2,6 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn thế giới. Đến nay, bệnh sởi vẫn là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây thành dịch và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi. Năm 2010, cứ 4 phút trên thế giới lại có một người chết vì bệnh sởi. Vậy bệnh sởi là gì và nó lây truyền như thế nào?

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây ra, có thể ảnh hưởng đến nhiều người, đặc biệt là trẻ em. Bệnh sởi rất dễ lây lan và bùng phát thành dịch, mặc dù hầu hết trẻ mắc bệnh đều có thể khỏi bệnh sau một thời gian, nhưng ở những trẻ có sức đề kháng kém như trẻ sơ sinh, bệnh có thể tiến triển nặng và gây bệnh nguy hiểm và biến chứng sau này

Bệnh sởi là gì?

Sởi là một bệnh nhiễm virus cấp tính với các triệu chứng sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ… bệnh có thể gặp ở trẻ em, người lớn nếu không có miễn dịch phòng bệnh, có thể gây thành dịch. Bệnh sởi tuy ít gây tử vong nhưng biến chứng có thể gặp là: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt và đôi khi viêm não sau sởi, đặc biệt ở trẻ em suy dinh dưỡng…

Bệnh sởi là gì?

Sởi do virus gây ra, do đó không có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh mà thường khỏi trong vòng từ 7-10 ngày. Sởi là một bệnh lưu hành, có nghĩa là nó liên tục xuất hiện trong cộng đồng. Sau khi mắc sởi, người đó sẽ được miễn dịch với sởi trong suốt quãng đời còn lại, khả năng mắc sởi lần thứ hai của họ tương đối thấp.

Nguyên nhân bệnh

Tác nhân gây bệnh sởi được xác định là virus thuộc giống Morbillivirus của họ Paramyxoviridae. Hiện đây vẫn được xem là bệnh nguy hiểm ở trẻ nhỏ với nguy cơ tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị phù hợp.

Triệu chứng

Sau khi nhiễm sởi, thời gian ủ bệnh có thể từ 7 ngày đến 2 tuần. Sau đó, triệu chứng bệnh sởi có những biểu hiện sau:

Giai đoạn khởi bệnh, trẻ thường sốt cao ( trên 39°C). Khi biểu hiện sốt thuyên giảm sẽ đồng thời xuất hiện triệu chứng phát ban đặc trưng của sốt

Diễn tiến của ban sởi rất đặc trưng: ban nổi bắt đầu từ sau tai ( vùng gáy). Sau đó lan ra mặt rồi dần xuống ngực bụng và cuối cùng là toàn thân. Ban của sởi là ban dạng sẩn ( ban gồ lên mặt da) sau khi hết sẽ để lại vệt thâm da đặc trưng được gọi là “vằn da hổ”.

Ngoài những biểu hiện trên, trẻ mắc sởi thường có một số triệu chứng kèm theo như: đỏ mắt; chảy nước mũi, ho hoặc đôi khi là tiêu chảy.

Biến chứng của sởi: thường gặp nhất là viêm tai giữa, viêm phổi; viêm não, tiêu chảy, mờ giác mạc, viêm thanh quản, suy dinh dưỡng nặng…

Bệnh sởi lây truyền qua đường nào?

Virus sởi là một loại virus rất dễ lây lan, sống trong chất nhầy mũi và cổ họng của người nhiễm bệnh. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp khi tiếp xúc gần với người bệnh. Khi bệnh nhân ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc với dịch tiết mũi họng của người bệnh.. Ngoài ra, virus sởi có thể sống tới 2 giờ trong không gian nơi người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi. Nếu người khác hít phải không khí bị nhiễm virus hoặc chạm vào bề mặt bị nhiễm virus. Sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng, có thể bị nhiễm bệnh.

Bệnh sởi lây truyền qua đường nào?

Bệnh sởi rất dễ lây lan đến nỗi nếu một người mắc bệnh này. Có tới 90% những người gần gũi với người đó không được miễn dịch cũng sẽ bị nhiễm bệnh. Những người bị nhiễm bệnh có thể truyền bệnh sởi sang người khác từ 4 ngày trước đến 4 ngày sau khi phát ban xuất hiện. Sởi là bệnh lây từ người sang người, virus sởi không lây lan ở động vật.

Đối tượng nguy cơ bệnh là ai?

Bệnh sởi tập trung ở một số nhóm đối tượng nguy cơ cao như:

Người chưa được tiêm vaccine ngừa sởi. Nhất là ở trẻ nhỏ ( nhũ nhi) sẽ rất dễ nhiễm bệnh khi tiếp xúc với nguồn lây sởi.

Người thường xuyên đi du lịch quốc tế, nhất đến những vùng là các quốc gia đang phát triển nơi bệnh sởi xảy ra phổ biến. Nếu cá nhân đến các vùng này không có biện pháp phòng ngừa thì khả năng nhiễm bệnh sẽ rất cao.

Những người bị thiếu hụt vitamin A trong chế độ ăn hằng ngày. Nếu mắc bệnh sởi rất dễ diễn tiến nặng cũng như gặp những biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Cách phòng bệnh

Có 4 biện pháp chủ động, đơn giản và hiệu quả để phòng ngừa bệnh sởi hiện nay:

Thực hiện chủ động việc tiêm ngừa bệnh sởi: Theo chương trình tiêm chủng mở rộng, trẻ đủ 9 tháng được khuyến cáo tiêm vaccine phòng bệnh sởi miễn phí tại các cơ sở y tế. Cùng với đó, để đảm bảo tạo ra miễn dịch bền vững cần phải tiêm nhắc lại mũi thứ 2 lúc trẻ 18 tháng tuổi.

Thực hiện tốt việc cách ly trẻ bệnh: Bệnh sởi lây lan rất nhanh nên khi phát hiện trẻ bệnh cần ngay lập tức đưa trẻ đến các cơ sở y tế để khám và chữa trị. Đồng thời cách ly nguồn bệnh tránh lây lan cho cộng đồng.

Thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho nhân viên y tế và người nhà: Đeo khẩu trang y tế khi chăm sóc trẻ bệnh, đây cũng là biện pháp phòng tránh sự lây nhiễm chéo cho các trẻ khác tại các bệnh viện có bệnh nhân mắc sởi.

Rửa tay sạch sẽ, đầy đủ các bước rửa tay thường quy được hướng dẫn trước. Và sau khi chăm sóc trẻ bệnh với mục tiêu phòng ngừa sự lây nhiễm chéo.

Chẩn đoán bệnh

Chẩn đoán bệnh

Chẩn đoán phải dựa vào cả triệu chứng lâm sàng của bệnh sởi và cả xét nghiệm cần thiết:

Về lâm sàng: có những triệu chứng điển hình như: sốt, phát ban kèm ho, mắt đỏ ( viêm kết mạc mắt) hoặc chảy nước mũi.

Về xét nghiệm:

Xét nghiệm MAC-ELISA dùng để phát hiện kháng thể IgM đặc hiệu với sởi trong huyết thanh, thường dùng nhất trong chẩn đoán xác định sởi.

Kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang để phát hiện kháng nguyên virus trong bệnh phẩm của bệnh nhân sởi ( dịch mũi họng, máu). Xét nghiệm này ít sử dụng trong thực tế lâm sàng.

Biện pháp điều trị bệnh

Nguyên tắc điều trị bệnh sởi:

Cách ly bệnh nhân sởi

Điều trị hỗ trợ:

  • Vệ sinh da, mắt, miệng họng
  • Tăng cường dinh dưỡng
  • Hạ sốt
  • Bổ sung vitamin A
  • Điều trị biến chứng:
  • Điều trị kháng sinh nếu có bội nhiễm vi khuẩn
  • Hạn chế truyền dịch nếu có biến chứng viêm phổi, viêm não hoặc viêm cơ tim
  • Nếu có viêm màng não cấp tính cần điều trị hỗ trợ duy trì chức năng sống cho bệnh nhân

Cảm ơn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

Tags: Bệnh sởicon đường lâynguy cơ mắc bệnh
Advertisement Banner
Bài trước

Thói quen hằng ngày âm thầm làm giãn tĩnh mạch của bạn

Bài tiếp theo

Khám phá đền Angkor Wat bậc nhất Campuchia

Đặng Phương

Đặng Phương

Bài viết liên quan

Gió thổi bay đám mây bụi khổng lồ từ Sahara tới Italy
Đời sống

Gió thổi bay đám mây bụi khổng lồ từ Sahara tới Italy

Tháng Bảy 17, 2021
Lắp cột laser ở ngọn núi bị sét đánh 100 lần mỗi ngày
Đời sống

Lắp cột laser ở ngọn núi bị sét đánh 100 lần mỗi ngày

Tháng Bảy 17, 2021
Tuyết đỏ bao phủ cả một vùng rộng lớn ở dãy núi Alps
Đời sống

Tuyết đỏ bao phủ cả một vùng rộng lớn ở dãy núi Alps

Tháng Bảy 17, 2021
Con người có thể bị mất thị giác hoàn toàn vì ô nhiễm
Đời sống

Con người có thể bị mất thị giác hoàn toàn vì ô nhiễm

Tháng Bảy 17, 2021
Hồ Maracaibo - nơi thủy thủ dùng sét để làm ngọn hải đăng
Đời sống

Hồ Maracaibo – nơi thủy thủ dùng sét để làm ngọn hải đăng

Tháng Bảy 17, 2021
Băng tan làm "thức giấc" hệ sinh thái từ hàng triệu năm trước
Đời sống

Băng tan làm “thức giấc” hệ sinh thái từ hàng triệu năm trước

Tháng Bảy 17, 2021
Tải thêm
Bài tiếp theo
đền Angkor Wat

Khám phá đền Angkor Wat bậc nhất Campuchia

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin Nổi Bật

  • Thằn lằn biển Mosasaurus đã thống trị đại dương thời tiền sử như thế nào?

    Thằn lằn biển Mosasaurus đã thống trị đại dương thời tiền sử như thế nào?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Kỳ lân biển – loại động vật đại dương đi vào thần thoại

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Có thật thủy quái xuất hiện ở Việt Nam hay chỉ là huyền thoại?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cá Mập Hổ Cát có thật sự đáng sợ như lời đồn?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Loại ớt Pepper X phá kỷ lục ớt cay nhất thế giới

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Y Học Sức Khoẻ

  • All
  • Y học sức khỏe
Phần mềm WinRAR

Lỗ hổng bảo mật của phần mềm WinRAR ở máy tính

Tháng Bảy 17, 2021
Tính năng biểu tưởng của Windows sắp được thay thế bởi sự ra đời của Windows 11

Tính năng biểu tưởng của Windows sắp được thay thế bởi sự ra đời của Windows 11

Tháng Bảy 17, 2021
siêu máy tính của thế giới

Siêu máy tính mạnh nhất từ thế giới đến từ đất nước mặt trời mọc

Tháng Bảy 17, 2021
máy tính cài Windows 11

Windows 11 dành cho mọi máy tính

Tháng Bảy 17, 2021
máy tính

Nâng cấp từ Windows 7 lên Windows 11 hoàn toàn miễn phí

Tháng Bảy 17, 2021

Khoa Học Công Nghệ

  • All
  • Công nghệ
Phần mềm WinRAR

Lỗ hổng bảo mật của phần mềm WinRAR ở máy tính

Tháng Bảy 17, 2021
Tính năng biểu tưởng của Windows sắp được thay thế bởi sự ra đời của Windows 11

Tính năng biểu tưởng của Windows sắp được thay thế bởi sự ra đời của Windows 11

Tháng Bảy 17, 2021
siêu máy tính của thế giới

Siêu máy tính mạnh nhất từ thế giới đến từ đất nước mặt trời mọc

Tháng Bảy 17, 2021
máy tính cài Windows 11

Windows 11 dành cho mọi máy tính

Tháng Bảy 17, 2021
máy tính

Nâng cấp từ Windows 7 lên Windows 11 hoàn toàn miễn phí

Tháng Bảy 17, 2021
Máy tính lượng tử mạnh nhất thế giới

Máy tính lượng tử mạnh nhất thế giới

Tháng Bảy 17, 2021
  • Privacy Policy
  • Trang chủ

© Copyright by wxiztv.com

No Result
View All Result
  • Home

© Copyright by wxiztv.com