Ung thư vòm họng là một căn bệnh rất phổ biến và nguy hiểm. Bệnh có biểu hiện ở họng khiến người bệnh nhầm lẫn với các bệnh đường hô hấp nên chủ quan, khi phát hiện bệnh thường ở giai đoạn muộn và diễn biến nhanh. Ở Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư hầu họng là 12%, chiếm một tỷ lệ khá cao so với các bệnh ung thư khác. Trong số đó, có tới 70% bệnh nhân mắc ung thư vòm họng được phát hiện ở giai đoạn muộn nên việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn.
Những nơi mà ung thư vòm họng có thể di căn
Ung thư vòm họng được coi là di căn khi khối u đã lan ra ngoài vòm họng, xâm lấn môi và miệng, tấn công vào các hạch bạch huyết. Lúc này, kích thước khối u có thể lên tới 6cm. Ung thư vòm họng thường di căn tới những vị trí sau:
Di căn khoang mũi
Khối u phình to và xâm lấn lên khoang mũi, gây ra tình trạng tắc nghẹt hai bên mũi. Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị chảy máu cam thường xuyên, lượng máu chảy nhiều.
Di căn khoang tai
Khối u xâm lấn lên vòi nhĩ làm cho người bệnh bị ù tai kéo dài, thậm chí có thể bị điếc vĩnh viễn.
Di căn não
Khối u lây lan lên não khiến người bệnh bị tê bì mặt, mí mắt sụp, lác mắt trong, có cảm giác đau đầu nhức óc,…
Di căn xương
Xương cũng là một trong những cơ quan thường bị di căn nhất khi mắc ung thư vòm họng. Khi đó, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức xương khớp, xương giòn và dễ gãy hơn dù không rõ nguyên nhân, cơ thể tái nhợt và xanh xao, thiếu máu và luôn thấy mệt mỏi.
Di căn hạch cổ
Ở giai đoạn cuối, tế bào ung thư còn di căn đến hạch cổ hoặc các hạch bạch huyết. Vì chúng nằm rất gần vòm họng. Lúc này, các tế bào bị tổn thương sẽ sưng phồng và tạo thành các hạch. Có thể sờ bằng tay nhưng không có cảm giác đau. Theo thời gian, các hạch này có thể bị vỡ và chảy máu, gây ra cảm giác khó chịu và đau đớn cho người bệnh.
Những biểu hiện của UTVH
Ung thư vòm thường được phát hiện muộn do bệnh tiến triển âm thầm. Các triệu chứng của bệnh không đặc thù, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Hơn nữa vùng vòm ở sâu, là khu vực không dễ tiếp cận để thăm khám đối với các bác sỹ không chuyên khoa. Các triệu chứng của bệnh hầu hết là các triệu chứng “mượn” của các cơ quan lân cận và thường biểu hiện ở một bên:
- Biểu hiện ở mũi: Ngạt tắc mũi, chảy mủ mũi, chảy máu mũi, nói giọng mũi.
- Biểu hiện ở tai: U làm tắc vòi tai gây viêm tai giữa biểu hiện đau tai, ù tai, chóng mặt, nghe kém, có thể chảy mủ tai.
- Biểu hiện ở mắt: Khu u lan rộng vào nền sọ. Gây liệt các dây thần kinh chi phối hoạt động mắt biểu hiện lác mắt, lồi mắt, sụp mi, giảm thị lực…
- Hạch cổ: Là dấu hiệu thường gặp, gặp ở 60-90% các trường hợp. Ngoài ra còn có các biểu hiện toàn thân khác
thường gặp như đau đầu nhiều, gầy sút cân trong thời gian ngắn, sốt kéo dài không rõ nguyên nhân… Cũng cần phải được lưu ý.
Ung thư vòm họng di căn có điều trị được không?
Ở giai đoạn cuối, việc điều trị ung thư vòm họng di căn thường gặp rất nhiều khó khăn. Bởi khối u đã phát triển mạnh, kích thước lớn và lan ra khắp cơ thể. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bệnh nhân ung thư vòm họng di căn đã hết đường cứu chữa.
Lúc này, mục tiêu điều trị ung thư vòm họng di căn không phải là trị khỏi bệnh mà là điều trị tích cực. Để làm chậm quá trình phát triển của tế bào ung thư, giảm tối đa các triệu chứng. Kéo dài tuổi thọ cũng như cải thiện chất lượng sống cho người bệnh.
Để đạt được hiệu quả điều trị cao thì cũng không thể chỉ sử dụng một phương pháp đơn lẻ. Mà bác sĩ sẽ kết hợp đồng thời nhiều phương pháp hiện đại. Khiến cho các tế bào ung thư dần suy yếu và vô hiệu hóa chúng. Các phương pháp này cần tác động đến cả ung thư vòm họng và những vị trí mà ung thư đã di căn đến.
Hóa trị
Ở giai đoạn di căn, bệnh nhân ung thư vòm họng thường được chỉ định thực hiện hóa trị. Phương pháp này được chứng minh là đem lại kết quả khả quan cho ung thư giai đoạn cuối, nó thường bao gồm:
– Đơn trị liệu: mỗi lần hóa trị chỉ sử dụng duy nhất một loại thuốc cho bệnh nhân.
– Đa hóa trị: kết hợp sử dụng nhiều loại thuốc trong cùng một đợt hóa trị.
Cách chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư vòm họng di căn
Ngoài sử dụng các loại thuốc hóa chất, một chế độ ăn uống khoa học cũng góp phần nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân ung thư vòm họng di căn:
- Thường xuyên thay đổi, làm mới thực đơn.
- Ưu tiên các món ăn phù hợp sở thích và khẩu vị người bệnh.
- Lựa chọn các loại thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa.
- Các bữa ăn trong ngày nên được chia nhỏ, kết hợp bữa chính với các bữa phụ.
- Tích cực ăn các loại rau xanh và hoa quả tươi.
- Uống đủ nước, mỗi ngày nên uống ít nhất 1,5-2 lít nước.
Các biện pháp chăm sóc giảm nhẹ khác
Người bệnh ung thư vòm họng cũng cần được chăm sóc về tinh thần bởi họ rất dễ bị stress hay chán nản. Vì vậy, gia đình và bạn bè nên thường xuyên quan tâm. Dành thời gian để nói chuyện và động viên người bệnh. Tránh để người bệnh phải ở một mình. Điều này có thể giúp họ cảm thấy lạc quan hơn và không có những suy nghĩ tiêu cực.
Bên cạnh đó, người nhà cũng có thể giúp người bệnh giảm bớt các cơn đau xuất hiện toàn thân. Bằng cách xoa bóp chân tay nhẹ nhàng cho người bệnh, sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ,…
Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây đã giúp bạn có thêm hiểu biết về ung thư vòm họng di căn cũng như cách điều trị căn bệnh ác tính này. Để nhận được tư vấn chính xác nhất, người bệnh nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế. Và thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán cần thiết. Trong quá trình điều trị ung thư vòm họng di căn, nếu có bất cứ thắc mắc hay vấn đề phát sinh thì người bệnh. Và gia đình nên liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ và xử lý ngay, tránh để lại hậu quả.