Viêm amidan là căn bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, nhưng thường gặp ở trẻ em. Bệnh tuy đơn giản nhưng nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Viêm amidan tuy là căn bệnh phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về căn bệnh này. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần biết những triệu chứng thường gặp khi trẻ bị amidan để có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Amidan là gì? Vai trò của amidan trong cơ thể
Amidan là tổ chức lympho nằm bên trong họng, gồm có: Amidan khẩu cái, amidan lưỡi, amidan vòm, amidan vòi tạo thành một vòng bao quanh bên trong họng gọi là vòng Waldeyer. Trong đó amidan khẩu cái lớn nhất, nằm ở hai bên thành họng, và cũng là amidan hay bị viêm nhất.
Amidan đảm nhiệm vai trò quan trọng đó là bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập, tấn công của các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus) thông qua hoạt động miễn dịch tại chỗ. Đồng thời amidan còn tiết ra các kháng thể tự nhiên để chống lại sự nhiễm trùng.
Viêm amidan là gì?

Khi số lượng virus hoặc vi khuẩn vượt quá mức cho phép, xâm nhập ồ ạt vào cơ thể khiến cho amidan không thể kháng cự được, đây chính là thời điểm viêm amidan xuất hiện. Khi amidan bị viêm nhiều lần thì khả năng chống lại vi khuẩn và virus của nó sẽ yếu đi. Lúc này, chính các ổ viêm tại amidan lại trở thành nơi khởi phát của các đợt viêm vùng họng.
Vì sao trẻ hay bị viêm amidan?
Trẻ em chính là đối tượng hay mắc viêm amidan nhất. Nguyên nhân của tình trạng này là do hoạt động miễn dịch của amidan mạnh nhất ở nhóm trẻ từ 4 – 10 tuổi. Sau đó sẽ giảm rõ rệt. Đặc biệt là với các trường hợp thường xuyên bị viêm amidan tái phát nhiều lần. Thì khi trẻ >10 tuổi, tình trạng viêm amidan sẽ giảm.
Sơ lược về tình trạng trẻ bị amidan
Viêm amidan là căn bệnh về đường hô hấp vô cùng phổ biến và có thể xuất hiện ở cả trẻ em lẫn người lớn. Căn bệnh này xảy ra khi amidan bị tấn công bởi các virus; vi khuẩn làm kích ứng những yếu tố đau nhức và sưng viêm. Bên cạnh đó, trẻ cũng sẽ gặp phải một số biểu hiện như đau họng; sốt cao kéo dài, sụt cân nhanh và mệt mỏi.
Amidan chính là tổ chức lympho nằm bên trong tai mũi họng và đóng vai trò loại bỏ các virus, vi khuẩn xâm nhập vào cổ họng. Khi amidan bị suy yếu thì sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng do hệ miễn dịch hoạt động kém.
Giống với người lớn, viêm amidan ở trẻ nhỏ cũng được chia thành 2 dạng:
Viêm amidan cấp tính do các loại virus, vi khuẩn sinh sôi và phát triển mạnh mẽ. Căn bệnh này xuất hiện trong một khoảng thời gian. Và có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm.
Viêm amidan mãn tính có thể tái phát nhiều lần với những dấu hiệu nguy hiểm hơn. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi và việc điều trị cũng trở nên phức tạp hơn.
Nếu không nhanh chóng và xử lý đúng cách thì viêm amidan ở trẻ có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như sốt thấp khớp, sốt cao kéo dài, áp xe hay viêm cầu thận, chứng ngưng thở khi ngủ,… Vì vậy, bố mẹ phải sớm phát hiện những dấu hiệu viêm amidan ở trẻ và nhanh chóng đưa con tới bệnh viện để được điều trị kịp thời.
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị amidan, chủ yếu liên quan tới chế độ sinh hoạt kém khoa học của bé. Do đó, việc xác định rõ nguyên nhân sẽ giúp việc điều trị viêm amidan đạt được kết quả tốt nhất. Và hạn chế tối đa những tác dụng phụ từ thuốc kháng sinh gây nguy hiểm cho trẻ. Một số nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm amidan ở trẻ nhỏ là:
Do thức ăn đọng lại trong hốc amidan
Vì cấu trúc amidan có dạng khe hốc phức tạp. Nên thỉnh thoảng, việc vệ sinh răng miệng không thể loại bỏ được hết tất cả những thức ăn vướng mắc tại vị trí này. Do đó, các vi khuẩn sẽ có điều kiện để phát triển mạnh. Và kích ứng những yếu tố sưng viêm amidan.
Do thời tiết
Thời tiết thay đổi đột ngột cũng khiến những trẻ có sức đề kháng kém không thích nghi kịp. Nên hệ hô hấp bị tổn thương và amidan sưng đỏ, cổ họng đau rát.
Chế độ sinh hoạt
Trẻ nhỏ là đối tượng hiếu động, thích đùa nghịch và tìm tòi. Tuy nhiên, sau khi khám phá những nơi nhiều đất, bụi bẩn. Hoặc vừa ra ngoài về, trẻ chứ chú ý tới việc vệ sinh. Nếu lúc này, trẻ đưa tay lên mắt, mũi và miệng sẽ mang các vi khuẩn xâm nhập vào trong họng. Và kích ứng những yếu tố gây viêm amidan.
Dấu hiệu
>>> Truy cập tại chuyên mục Bệnh và thông tin bệnh
Những biểu hiện ban đầu của bệnh viêm amidan rất giống với viêm họng, cảm cúm thông thường. Nên nhiều bố mẹ thường nhầm lẫn. Tuy nhiên, mức độ bệnh viêm amidan có phần nghiêm trọng hơn. Nên bố mẹ phải sớm nhận biết để có phương án xử lý kịp thời.
Những biểu hiện đặc trưng khi trẻ bị amidan bao gồm:
- Amidan sưng đỏ và có thể nhìn thấy rõ khi trẻ há miệng.
- Hơi thở của trẻ có mùi hôi rõ rệt kể cả đã đánh răng sạch sẽ vì các vi khuẩn đang hoạt động.
- Amidan có thể xuất hiện những đốm trắng quanh niêm mạc họng. Nhưng cũng có thể không, thường do liên cầu khuẩn gây ra.
- Lưỡi của trẻ trắng và bé cảm thấy khô đắng miệng.
- Cổ họng của trẻ đau rát, nuốt thức ăn hay nước bọt cũng cảm thấy khó khăn.
- Trẻ ho nhiều khiến giọng bị khàn.
- Trẻ thường xuyên chảy nước dãi hay nuốt nước bọt.
- Đau nhức tai, ù tai do tai và họng liên thông trực tiếp với nhau qua vòi nhĩ.
- Trẻ bị sốt cao kèm theo xuất hiện phát ban ở mặt, cổ hoặc lưng.
- Trẻ có thể bị nổi hạch ở dưới hàm gây ra tình trạng sưng, đau.
- Trẻ quấy khóc liên miên, nhất là vào ban đêm.
- Trẻ nhỏ thường ngủ ngáy vì phải thở bằng miệng.
Nếu viêm amidan kéo dài mãn tính thì những biểu hiện sẽ xuất hiện nhiều hơn khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi. Thêm vào đó, việc ăn uống khó khăn nhiều ngày. Cùng hệ miễn dịch bị suy giảm sẽ khiến trẻ giảm cân rõ rệt. Vì vậy, khi thấy trẻ bị amidan, bố mẹ cần nhanh chóng đưa bé đi kiểm tra để phát hiện và điều trị kịp thời.