Trên thế giới từ trước đến nay đã từng sản xuất, nghiên cứu ra hàng loạt siêu máy tính. Để có thể nghiên cứu được một siêu máy tính, các nhà khoa học phải tốn rất nhiều thời gian. Không những tốn thời gian mà nó còn làm hao hụt rất nhiều năng lượng. Nhưng hoạt động một thời gian lại phải ngưng hoạt động do tìm ra một số lỗi. Nhưng bạn đừng lo vì Mỹ đã nghiên cứu được một siêu máy tính với tốc độ nhanh một cách kinh ngạc. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về chiếc máy tính Perlmutter nhé!
Siêu máy tính nhanh nhất thế giới đi vào hoạt động
NVIDIA đã thông báo rằng siêu máy tính AI nhanh nhất thế giới đã đi vào hoạt động. Với hứa hẹn cung cấp hiệu suất khủng khiếp.
Siêu máy tính này được gọi là Perlmutter đã chính thức đi vào hoạt động hôm 27/5. Tại Trung tâm Máy tính Khoa học Nghiên cứu Năng lượng Quốc gia (Hoa Kỳ). Siêu máy tính này sẽ cung cấp gần 4 exaflop hiệu suất cho hơn 7.000 nhà nghiên cứu.
Bốn điểm vượt trội về hiệu suất AI khiến Perlmutter trở thành hệ thống siêu máy tính nhanh nhất trên hành tinh. Sử dụng AI toán học có độ chính xác hỗn hợp 16 bit và 32 bit.
Năng lượng tối phần lớn được phát hiện thông qua công trình đoạt giải Nobel năm 2011 của Saul Perlmutter; một nhà vật lý thiên văn vẫn đang hoạt động tại Phòng thí nghiệm Berkeley. Tên của hệ thống siêu máy tính này chính là được đặt theo tên của nhà khoa học này.
NVIDIA lưu ý rằng hiệu suất hệ thống hiện tại sẽ bị vượt xa hơn nữa khi phiên bản thứ hai của Perlmutter được hoàn thiện vào cuối năm nay. Đặt tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Berkeley (Hoa Kỳ).
Quay trở lại với Perlmutter, siêu máy tính này trang bị đến 6.159 GPU NVIDIA A100 Tensor Core. Khiến nó trở thành hệ thống hỗ trợ GPU A100 lớn nhất trên thế giới.
Các nhà nghiên cứu đang chờ đợi để sử dụng hơn hai chục ứng dụng trên siêu máy tính. Nhằm mục đích thúc đẩy khoa học vật lý thiên văn, khoa học khí hậu và hơn thế nữa.
Sức mạnh đối với nhân loại
Một trong những dự án được chạy trên siêu máy tính sẽ giúp tập hợp bản đồ 3D lớn nhất của vũ trụ. Nó có thể nhìn thấy được cho đến nay.
Nó sẽ được dùng để xử lý dữ liệu từ Dụng cụ Quang phổ Năng lượng Tối (DESI). Một loại máy ảnh vũ trụ có thể chụp tới 5.000 thiên hà trong một lần phơi sáng.
Sức mạnh của Perlmutter sẽ giúp các nhà nghiên cứu chụp được hàng chục lần phơi sáng trong một đêm. Để biết vị trí đặt thiết bị vào đêm hôm sau nhằm phục vụ thêm cho hoạt động nghiên cứu.
Các nhà khoa học nói rằng Perlmutter có thể xử lý thông tin DESI trị giá của một năm trong một vài ngày. Thay vì vài tuần hoặc vài tháng trên các hệ thống trước đó.
Các lõi Tensor được sử dụng bên trong nó có thể tăng tốc cả phép tính có độ chính xác kép để mô phỏng. Cũng như các phép tính có độ chính xác hỗn hợp cần thiết cho việc học sâu.
Máy hỗ trợ phần mềm quan trọng. Bao gồm OpenMP và các mô hình lập trình phổ biến khác được hỗ trợ bởi NVIDIA HPC SDK.
Rollin Thomas, một kiến trúc sư dữ liệu tại NERSC, người đang giúp các nhà nghiên cứu chuẩn bị sử dụng Perlmutter cho biết: “Tôi thực sự hài lòng với tốc độ tăng gấp 20 lần mà chúng tôi đã nhận được trên GPU, trong công việc chuẩn bị của mình”.