Các thông tin liên quan về những hoạt động trên các hành tinh là chủ đề mà rất nhiều người quan tâm. Bởi ai cũng muốn tìm hiểu xem các hành tinh khác trong vũ trụ có giống với Trái Đất hay không. Và vừa qua, một nghiên cứu từ đại học Cornell của Mỹ đã công bố những bằng chứng về hiện tượng núi lửa hoạt động trên Sao Kim. Trong bài công bố, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra được các hợp chất trong bầu khí quyển của hành tinh này. Từ đó, có thể đặt giả thuyết về sự sống tông tại ngoài Trái Đất của chúng ta.
Các công bố về núi lửa hoạt động trên Sao Kim
Nghiên cứu mới của Đại học Cornell, Mỹ, cho thấy. Hợp chất phosphine trong bầu khí quyển Sao Kim là một phát hiện lớn. Đây là minh chứng một dấu hiệu của hoạt động địa chất. Mùa thu năm ngoái, các nhà khoa học công bố phát hiện một lượng nhỏ khí phosphine. Đây là hợp chất hóa học giữa phốt pho và hydro – trong bầu khí quyển của sao Kim. Từ đó, đặt ra giả thuyết nó có thể đóng vai trò như một dấu hiệu sinh học của sự sống.
Xem thêm các tin tức khác về khoa học vũ trụ tại đây
Tuy nhiên, một nghiên cứu mới của Đại học Cornell đã chỉ ra rằng. Phosphine đến từ một nguồn phi sinh học khác. Và nó liên quan đến hoạt động địa chất. Từ đó tiết lộ những ngọn núi lửa có thể vẫn đang phun trào trên hành tinh thứ hai trong hệ Mặt Trời.
“Phosphine không cho chúng ta biết về sinh học của Sao Kim. Mà thay vào đó là một dấu hiệu địa chất. Khoa học đang cho thấy có núi lửa hoạt động trên sao Kim ngày nay. Hoặc trong quá khứ rất gần đây”. Jonathan Lunine, giáo sư khoa học vật lý và chủ nhiệm khoa thiên văn tại Đại học Cornell, nhấn mạnh trong báo cáo.
Thông tin phân tích chi tiết
Kết luận này được đưa ra sau khi Lunine cùng cộng sự kiểm tra các quan sát từ kính viễn vọng mặt đất. Bước sóng dưới milimet James Clerk Maxwell trên đỉnh Mauna Kea ở Hawaii. Và hệ thống kính viễn vọng vô tuyến Atacama Large Millimeter/submillimeter Array (ALMA) ở phía bắc Chile.
Nhóm nghiên cứu tin rằng Sao Kim có chứa photphua trong lớp phủ sâu của hành tinh. Nếu được đưa lên bề mặt nhờ hoạt động của núi lửa và sau đó bay vào bầu khí quyển. Chúng sẽ phản ứng với axit sulfuric để tạo thành photphine. Lunine cho biết mô hình phosphine của họ chỉ ra các vụ phun trào vẫn đang xảy ra trên hành tinh này. Dữ liệu hình ảnh radar từ tàu vũ trụ Magellan vào những năm 1990 cũng là một tài liệu tốt. Nó cho thấy một số đặc điểm địa chất hỗ trợ giả thuyết này.
Năm 1978, trong sứ mệnh tàu quỹ đạo Pioneer Venus của NASA. Các nhà khoa học còn phát hiện các biến thể của sulfur dioxide trong bầu khí quyển trên cao của Sao Kim. Gợi ý về viễn cảnh núi lửa hoạt động. Tương tự điều đã xảy ra trong vụ phun trào núi lửa Krakatoa trên Trái Đất. Diễn ra ở Indonesia vào năm 1883. Chi tiết nghiên cứu đã được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ hôm 12/7.
Những thông hi vọng sự sống trên Sao Kim
Sao Kim hay Kim tinh, còn gọi là sao Thái Bạch, Thái Bạch Kim tinh, là hành tinh thứ hai trong hệ mặt trời. Nó tự quay quanh nó với chu kỳ 224,7 ngày Trái đất. Từ các Các nghiên cứu bên trên cho thấy hành tinh này có thể có ít nhất hàng chục ngọn núi lửa đang hoạt động. Nhưng nó vẫn có bầu không khí độc hại và nhiệt độ rất cao – đến mức nóng chảy của chì.
Hnahf tinh này có hoạt động địa chất (hoạt động núi lửa). Vì thế có xu hướng trở thành ứng cử viên tốt hơn cho khả năng sinh sống. Bởi vì lõi nóng chảy cũng có thể cung cấp năng lượng cho từ trường. Và từ đó để làm chệch hướng bức xạ từ mặt trời và không gian. Và thông qua những nghiên cứu bên trên, có thể hi vọng đây sẽ là hành tinh có khả năng mang đến sự sống.