Vạn lý Trường thành được các triều đại Trung Quốc xây từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16. Nhằm bảo vệ vùng đất mà những nhà Hoàng đế Trung Quốc cai trị khỏi các thế lực bên ngoài. Ban đầu Trường Thành được xây dựng từ Đông sang Tây bằng các vật liệu rất như đất, đá và bùn. Hiện tại Vạn Lý Trường Thành là nơi tham quan và tìm hiểu của rất nhiều du khách trong và ngoài nước. Họ đến đây để chiêm nhưỡng vẻ đẹp tuyệt phẩm mà con người tạo ra từ ngàn đời trước và nghe kể những truyền thuyết được lưu truyền.
Công trình Vạn Lý Trường Thành xung quanh nó chứa đựng vô vàn những truyền thuyết lạ. Mà đến hôm nay các nhà lịch sử, khoa học Trung Quốc, hay các chuyên gia nước ngoài cũng chưa thể tìm ra. Điều đó càng làm cho những người yêu mến đất nước Trung Quốc muốn tìm hiểu. Và muốn tìm ra lời giải đáp cho những câu chuyện đó. Sau đây wxiztv.com đưa ra truyền thuyết bí ẩn xoay quanh Vạn Lý Trường Thành.
Tiếng khóc của Mạnh Khương Nữ
“Mạnh Khương Nữ khóc Trường Thành” là truyền thuyết được lưu truyền hàng ngàn năm qua dựa vào phương thức truyền miệng trong dân gian.
Truyền thuyết kể rằng vào thời kỳ Tần Thủy Hoàng. Có một người tên là Phạm Kỷ Lương vừa mới kết hôn được ba ngày thì bị điều động đến phương Bắc xây dựng Trường Thành. Sau khi Phạm Kỷ Lương lên đường, vợ của anh ta ngày đêm nhớ nhung không dứt. Sau đó liền trèo non lội suối đi đến nơi xây dựng Trường Thành để tìm chồng.
Nàng đau buồn khóc lóc thảm thiết 3 ngày 3 đêm, nước hòa lẫn máu. Tiếng khóc của nàng vang xa 800 dặm Trường Thành, làm sụp đổ một khúc thành, để lộ xác chết của chồng mình. Nàng an táng cho chồng xong liền nhảy xuống biển tự vẫn. Ngày nay, tại quận Sơn Hải Quan, tỉnh Hà Bắc có miếu thờ Mạnh Khương Nữ. Câu chuyện này đã được kể lại trong sách vở, các bài hát dân gian và các vở kịch truyền thống. Hầu như người Trung Quốc nào cũng biết câu chuyện này.
“Mạnh Khương nữ khóc Trường thành” là truyền thuyết dân gian cổ đại được lưu truyền ngàn năm nay ở Trung Quốc. Có thể nói rất nhiều người biết và thường được nhắc tới để lên án “tội ác” của Tần Thủy Hoàng. Nhưng tìm hiểu lại lịch sử thì câu chuyện này có rất nhiều điểm không thật.
Truyền thuyết về Gia Dục quan
Truyền thuyết nổi tiếng nhất về Gia Dục quan kể về một người tên Yi Kaizhan vào thời nhà Minh (1368-1644), ông rất giỏi số học. Ông tính toán rằng họ sẽ cần 99.999 viên gạch để xây dựng Gia Dục quan. Người quản lý không tin ông và nói nếu ông tính sai dù chỉ một viên, công nhân sẽ phải lao động khổ sai trong ba năm.
Gia Dục Quan có cấu trúc hình thang với chu vi 733 m và diện tích trên 33.500 m². Tổng chiều dài tường thành là 733 m và chiều cao tường thành là 11 m. Cửa ải Gia Dục Quan có hai cổng: một ở phía Đông và một ở phía Tây. Mặt phía Nam và Bắc của cửa ải kết nối với Vạn Lý Trường Thành. Cứ tại mỗi góc của cửa ải sẽ có một tháp canh. Gia Dục Quan bao gồm ba tuyến phòng thủ: thành nội, thành ngoại và các hào nước.
Khi xây xong cửa ải, một viên gạch còn sót lại và người quản lý đã rất vui mừng, sẵn sàng trừng phạt họ. Tuy nhiên, Yi Kaizhan nói rằng viên gạch là do thần tiên đặt ở đó. Chỉ cần dịch chuyển một chút cũng sẽ khiến tường thành sụp xuống. Vì vậy, viên gạch được để yên và ngày nay nó vẫn còn ở tòa tháp của Gia Dục quan. Một phiên bản khác lại kể rằng Yi Kaizhan đã tính ra chính xác số gạch cần dùng nhưng thêm vào một viên theo lời của người quản lý.
Đài Ly Sơn câu chuyện về thời kỳ Tây Chu
Câu chuyện này diễn ra vào thời Tây Chu (1122-711 trước Công Nguyên). Vua Chu có hoàng hậu tên là Bao Tự, một mỹ nhân có nhan sắc tuyệt trần. Vua Chu rất sủng ái nàng, nhưng Bao Tự không bao giờ cười. Tương truyền hoàng hậu Vua Chu tên Bao Tự, là một mỹ nhân tuyệt sắc. Được nhà vua hết mực sủng ái nhưng khổ nổi nàng không bao giờ cười. Điều này khiến vua Chu rất phiền lòng. Ông triệu tập các quan quân trong triều hỏi ý kiến. Một vị quan hiến kế phóng lửa đốt đài Ly Sơn để khiến dân chúng hoảng sợ và làm hoàng hậu cười.
Vua Chu đã cho thực hiện ý tưởng đó, cho người đốt đài Ly Sơn khiến dân chúng hoảng sợ chạy tán loạn. Các nước chư hầu các nước vội vã sang ứng cứu. Nhưng cuối cùng phát hiện vua Chu đốt lửa cho vui, bèn hậm hực bỏ về. Hoàng Hậu Bao Tự đứng trên đài nhìn thấy cảnh tượng trên bèn bật cười lớn. Sau đó ít lâu, khi quân địch tràn vào xâm lược. Vua Chu cũng cho đốt đài để cầu cứu nhưng không chư hầu nào đến cứu vì cho rằng chỉ là giả. Cuối cùng nhà vua bị giết chết và thời đại Tây Chu sụp đổ.
Cuộc hội ngộ cha con ở pháo đài Xifeng Kou
Đây là câu chuyện cảm động về tình cha con giữa anh lính canh và người cha già. Lính canh Vạn Lý Trường Thành thời đó buộc phải làm nhiệm vụ quanh năm suốt tháng. Có một anh lính trẻ tới bảo vệ lãnh thổ phía Bắc dọc trường thành của Trung Quốc suốt mấy năm và không được nghỉ phép. Ở quê nhà, người cha già của anh mòn mỏi ngóng đợi con.
Lính canh Vạn Lý Trường Thành phải làm nhiệm vụ quanh năm. Điều đó khiến không chỉ bản thân họ mà gia đình và người thân của họ buồn phiền. Một người lính trẻ tới bảo vệ lãnh thổ phía bắc của Trung Quốc dọc Trường Thành đã nhiều năm và không được nghỉ phép. Anh chỉ có người cha già đang sống một mình tại quê hương.
Người cha đã rất già và sợ rằng sẽ không bao giờ gặp lại con. Do đó, ông đã tới khu vực con trai làm nhiệm vụ để gặp con, có thể là lần cuối. Khi tới pháp đài, ông tình cờ gặp lại con mình. Anh cũng nhận ra ông, hai người ôm nhau vừa khóc vừa cười. Điều bất ngờ là cả hai đều chết ngay tại chỗ gặp gỡ. Để tưởng nhớ hai cha con, pháo đài nơi họ gặp nhau được đặt tên là Xifeng Kou (“Cuộc hội ngộ hạnh phúc”). Họ là đại diện cho hàng ngàn người lính và gia đình đã phải xa nhau.
Truyền thuyết về tên gọi Kim Thành
Cách Bắc Kinh 60 km về phía bắc. Một đoạn Trường Thành được đặt tên là Huang Hua Cheng (tạm dịch “Hoàng Hoa Đài”, tức pháo đài hoa vàng) do vào mùa hè. Toàn bộ khu vực phủ kín bởi hoa màu vàng. Hoàng Hoa Đài bắt đầu được xây dựng vào năm 1575 vào thời nhà Minh và do tướng Cai Kai phụ trách. Trương truyền, họ mất nhiều năm để hoàn tất đoạn Trường Thành này. Khi tướng Cai Kai về kinh thành báo cáo với hoàng đế, một số vị đại thần ghen ăn tức ở đã tâu với hoàng đế. Rằng tướng Cai Kai tiêu tốn quá nhiều tiền và chất lượng của đoạn thành rất tệ. Hoàng đế tức giận tới mức ra lệnh xử tử tướng Cai ngay lập tức.
Một thời gian sau, hoàng đế cử một người tin cẩn tới kiểm tra đoạn thành tướng Cai đã xây. Người đó trở về báo rằng đoạn Hoàng Hoa Đài rất vững chắc và được xây dựng công phu. Hối hận vì đã quá nóng vội gây ra cái chết của tướng Cai. Hoàng đế cử người xây dựng lăng mộ và tượng đài để tưởng nhớ vị tướng trung thành. Hoàng đế cũng viết hai chữ “Jin Tang” (tạm dịch “Kim Đường” – nghĩa là vững chắc và bền bỉ) và lệnh cho người khắc lên một tảng đá lớn phía dưới chân thành. Do đó đoạn thành này còn được gọi là Kim Thành.