Chỉ cần một vài giây xao nhãng khi lái ôtô có thể gây ra sự cố đáng tiếc. Tuy nhiên, mọi người thường có xu hướng không thể bỏ qua âm báo tin nhắn cũng như bài hát mà không hợp tâm trạng. Lái xe mất tập trung là một cụm từ được Cục An toàn giao thông đường cao tốc Quốc gia Mỹ sử dụng để chỉ các hành vi mà gây mất sự chú ý của người lái xe, bao gồm cả sử dụng điện thoại, ăn uống hoặc nói chuyện với người trong xe. Nhìn nhận được vấn đề đó Zalo đã chính thức cho ra mắt trợ lý ảo tiếng Việt Kiki, đây là một trợ lý AI “Make in Vietnam” hỗ trợ cho con người lái xe hơi an toàn hơn.
Nhiều vụ tai nạn xảy ra do thói quen không thể ‘rời’ điện thoại
“Gửi hoặc đọc một tin nhắn sẽ khiến mắt bạn rời khỏi đường trong khoảng 5 giây. Ở tốc độ 90 km/h, khoảng thời gian đó tương đương đi hết chiều dài một sân bóng mà nhắm mắt”, tài liệu của NHTSA nêu rõ.
Theo cơ quan này, tại Mỹ năm 2019 đã có hơn 3.000 người thiệt mạng vì mất tập trung khi lái xe. Có tới 48 trên 50 bang của Mỹ cấm việc nhắn tin khi lái xe. Tại Việt Nam, dễ bắt gặp những tài xế vừa lái xe, vừa sử dụng điện thoại trên đường. Hành vi này có thể bị phạt 1-2 triệu đồng, và bị tước giấy phép lái xe từ 1 -4 tháng.
Thực tế, hậu quả nghiêm trọng của việc dùng điện thoại khi lái xe là điều không khó nhận thấy. Nhưng người dùng thường bị cuốn vào sức hấp dẫn của lượng thông tin khổng lồ và tính giải trí mà smartphone mang lại. Hơn nữa, giải trí và tìm đường đi trên xe thường là nhu cầu phổ biến của người cầm vô lăng.
Các hãng xe và các ‘big tech’ từ lâu đã nhìn thấy khoảng trống này, và tìm cách giúp người cầm lái duy trì được sự tập trung khi lái xe nhưng vẫn có thể tận hưởng nhu cầu cá nhân như nghe nhạc, tìm đường, liên lạc, đọc tin như mong đợi.
Trợ lý AI “Make in Vietnam”
Zalo đã chính thức ra mắt trợ lý ảo tiếng Việt Kiki. Đánh dấu giai đoạn ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào cuộc sống hằng ngày của người Việt Nam. Chia sẻ về chặng đường ấp ủ giấc mơ trợ lý ảo tiếng Việt. Do người Việt tự chủ và phục vụ cho chính người Việt. Anh Vương Quang Khải, Chủ tịch Zalo cho biết:
“Với tốc độ truyền tải thông điệp mà không có bất kỳ cách nhập liệu nào có thể so sánh. Phương tiện giao tiếp hiệu quả nhất giữa con người và máy tính chính là giọng nói tự nhiên. Trong 5-10 năm tới, giọng nói sẽ trở thành công cụ để con người giao tiếp chính với máy tính.”
Trong phần ra mắt Kiki, anh Hiệp cũng đã demo các tính năng của trợ lý ảo này trên xe ô tô. Một số tính năng rảnh tay nổi trội đã được anh thử nghiệm trong phần trình bày là dẫn hướng, chơi nhạc và hỏi các câu hỏi kiến thức.
Anh Nguyễn Trường Sơn, đại diện nhóm phát triển Kiki chia sẻ về hệ thống hỏi đáp của trợ lý ảo này, với mục tiêu là trả lời nhiều câu hỏi một cách chính xác, linh hoạt và cập nhật, vượt qua các thách thức như: đa dạng các loại câu hỏi, thiếu dữ liệu huấn luyện, ngôn ngữ phức tạp và không có bộ máy tìm kiếm tích hợp.
Trợ lý AI tiếng Việt giúp lái xe an toàn hơn
Trong tất cả phương thức giao tiếp giữa người và máy, giọng nói chính là cách tự nhiên và nhanh nhất. Công nghệ giọng nói nếu được đưa vào phục vụ cho người lái xe sẽ là một sự tương thích hoàn hảo, giúp người cầm vô lăng không mất tập trung.
Những mẫu xe từ thập niên 2010 bắt đầu hỗ trợ chế độ thoại rảnh tay, hoặc ra lệnh cho xe qua giọng nói bằng một nút bấm. Trên thực tế, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo làm thay đổi nhanh chóng thói quen giải trí và thực hiện tác vụ của người lái xe toàn cầu.
Các trợ lý AI giọng nói như Alexa, Siri, Google Assistant… Đã được người lái xe hơi sử dụng phổ biến trên toàn thế giới. Thay vì dùng tay để điều khiển các tác vụ mong muốn, người cầm lái ra lệnh bằng giọng nói. Sở hữu ôtô cá nhân ngày càng phổ biến ở Việt Nam. Điều này đồng nghĩa cần có công nghệ hỗ trợ tiếng Việt dành cho người Việt khi lái xe.
Tuy nhiên, trên ôtô ở Việt Nam mặc định là công nghệ ngoại nhập. Rất hạn chế về khả năng hiểu tiếng bản địa. Như khi được yêu cầu mở bài hát của nghệ sĩ Việt Nam. Chúng thường cho ra kết quả với những cái tên nước ngoài có cách phát âm tương tự.
Thậm chí, các ông lớn đã địa phương hóa với những phiên bản trợ lý giọng nói bằng tiếng Việt. Nhưng đôi khi vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng được thói quen sử dụng của người bản địa.
Các tính năng này hiện chỉ có trên các dòng xe hơi cao cấp
Từ cuối năm 2018, đội ngũ kỹ sư AI của Zalo đã nghiên cứu và phát triển. Trợ lý giọng nói tiếng Việt và chính thức ra mắt Kiki vào cuối năm 2020. Sự phát triển của những trợ lý ngôn ngữ bằng tiếng Việt, có am hiểu về địa phương như Kiki. Giúp người lái xe sử dụng, tận hưởng cảm giác rảnh tay dễ dàng hơn.
Ngoài việc sử dụng trên các dòng xe hơi cao cấp có Android Auto, Apple Carplay. Kiki cũng có thể hoạt động trên đến các dòng xe như truyền thống cần thêm màn hình ngoài. Từ tháng 6, các sản phẩm màn hình xe hơi Gotech bán ra thị trường đều được tích hợp sẵn trợ lý Kiki.
Không chỉ giúp người Việt lái xe an toàn. Kiki trên Gotech còn giúp người dùng xe hơi truyền thống có thể tận hưởng dịch vụ thông minh như xe cao cấp. Các tác vụ phổ biến trên xe như chỉ đường, tìm địa điểm, mở nhạc. Chúng đều được thực hiện nhanh chóng qua lệnh bằng giọng nói.
Công nghệ mới có khả năng xử lý ngôn ngữ vùng miền
So với công nghệ ngoại nhập, Kiki có ưu điểm nổi trội trong hiểu và xử lý tốt ngôn ngữ vùng miền, tiếng địa phương, tiếng lóng hoặc văn nói hàng ngày của người Việt. Kiki cũng linh hoạt trả lời bằng giọng nam, nữ hoặc Bắc, Trung, Nam.
Đặc biệt, nhờ cơ sở dữ liệu rất đa dạng của Zing MP3. Cùng tầm nhìn phát triển, Kiki gần như đảm bảo tìm kiếm được tất cả bài hát và ca sĩ bằng tiếng Việt. Bạn thậm chí cũng chẳng cần nhớ tên bài hát. Chỉ đọc một đoạn ca từ, Kiki sẽ tìm ra bài hát.
Tất nhiên, là một sản phẩm của người Việt. Kiki có thể trả lời những câu hỏi rất ‘thuần Việt’. Như “Tết là ngày nào, bao nhiêu ngày nữa đến Tết” hay “giá vàng hôm nay bao nhiêu”. Có một cỗ máy tương tác như vậy. Bạn có thể bớt đi những mệt mỏi khi đi xe lâu. Không cần phải nghĩ đến việc cầm vào chiếc điện thoại. Ít nhất là cho tới khi chiếc xe dừng lại.
Xem thêm các tin tức khác tại đây.