Saveol đã xây dựng lên một trang trại nhân giống các loại côn trùng thiên địch rộng lên tới 4.500m2 bên ngoài xã Brest tại bán đảo Brittany, miền tây của nước Pháp. Trong những năm gần đây, tổ chức này tiếp tục đẩy mạnh mô hình nông trại không dùng thuốc trừ sâu trước những lo ngại ngày càng lớn về tác động tiêu cực của hóa chất đối với con người cùng với môi trường.
Nông dân tại miền tây nước Pháp đang nhân giống hàng triệu bọ ăn thịt cùng ong bắp cày để diệt sâu bệnh thay thế cho thuốc bảo vệ thực vật.
Xây dựng một trang trại nhân giống côn trùng thiên địch
Hợp tác xã Saveol là nhà sản xuất cà chua lớn nhất của Pháp với sản lượng trung bình 74.000 tấn mỗi năm. Trong vài năm gần đây, tổ chức này đang đẩy mạnh mô hình nông trại không thuốc trừ sâu. Trước những lo ngại ngày càng tăng về tác động của hóa chất đối với con người và môi trường.
Để làm được điều này, Saveol đã xây dựng một trang trại nhân giống côn trùng thiên địch rộng tới 4.500m2 bên ngoài xã Brest ở bán đảo Brittany, miền tây nước Pháp. Cơ sở hiện nuôi hai loại côn trùng chính là bọ xít mù Macrolophus và ong bắp cày siêu nhỏ. Chúng là thiên địch của các loài gây hại phổ biến trên cây cà chua như rệp và ruồi trắng.
“Hợp tác xã có kế hoạch mở rộng trang trại thêm 1.200m2 trong năm nay. Phần mở rộng này sẽ được dùng để tăng cường nhân giống bọ xít mù Macrolophus, loài đang có nhu cầu ngày càng tăng”. Người đứng đầu Saveol Roselyne Souriau cho biết.
Tại trang trại của Saveol, những côn trùng thiên địch được nuôi trên cây thuốc lá. Loài cùng họ với cà chua và cà tím. Chúng ăn trứng của sâu bướm. Khi thu hoạch, công nhân chỉ cần cắt ngọn cây và lắc mạnh để côn trùng rơi vào một cái phễu lớn. Sau đó đóng gói chúng trong các hộp nhựa. Hàng tuần, các hộp nhựa chứa côn trùng thiên địch này sẽ được vận chuyển đến 126 cơ sở trồng trọt của Saveol.
Biện pháp thay thế thuốc trừ sâu của nông dân Pháp
Mỗi năm, khoảng 10 triệu con Macrolophus và 130 triệu con ong bắp cày siêu nhỏ được nhân giống tại Saveol. Tổ chức này tuyên bố họ là hợp tác xã duy nhất ở châu Âu có cơ sở nuôi côn trùng thiên địch của riêng mình.
“Từ năm 2020, chúng tôi hoàn toàn không sử dụng bất kỳ phương pháp xử lý hóa học nào”. Francois Pouliquen, người có 8 ha tại trang trại Saveur d’Iroise thuộc mạng lưới hợp tác xã Saveol, nhấn mạnh.
Nhìn chung, việc sử dụng côn trùng ăn thịt để thay thế thuốc trừ sâu của nông dân Pháp đã tăng vọt. Theo Bộ Nông nghiệp, các cơ quan quản lý trong quý đầu tiên của năm nay đã phê duyệt 330 loài côn trùng mới. Làm phương pháp điều trị sâu bệnh gây hại trên cây trồng. Tăng đáng kể so với con số 257 vào năm 2015.
Xu hướng mới của nông nghiệp châu Âu
Năm 2011, doanh thu từ việc cung cấp thiên địch trong khối EU đạt 200 triệu USD. Tăng gấp bốn lần so với năm 2000, theo số liệu của International Biocontrol Manufacturers Association.
Bên cạnh đó, doanh thu từ việc kinh doanh các loại vi sinh vật hữu ích. Thí dụ như các vi khuẩn có tác dụng diệt côn trùng gây hại. Cũng đạt 70 triệu USD. Tuy nhiên bảo vệ thực vật bằng phương pháp sinh học hiện chỉ chiếm một tỷ trọng còn quá khiêm tốn so với thị trường bảo vệ thực vật nói chung là 10,2 tỷ USD trên phạm vi EU.
Phát ngôn viên của Hội đồng, ông Wohlert Wohlers thuộc Viện Julius-Kühn. Cho hay, “Ruồi lưng vàng sống chủ yếu nhờ mật hoa, con cái đẻ trứng vào bọ xít. Thời gian đầu, ấu trùng sống nhờ dịch cơ thể và mỡ tế bào của ký chủ. Sau đó tấn công các cơ quan nội tạng làm cho ký chủ không còn đường sống. Đến nay vẫn chưa biết ấu trùng trở thành ruồi như thế nào và ở đâu. Tóm lại vòng đời của loài ruồi này còn là một điều bí ẩn cần nghiên cứu để làm rõ.”
Việc dùng thuốc hoá học để diệt trừ sâu bọ ngày càng gặp nhiều khó khăn hơn. Vì sức kháng thuốc của côn trùng ngày càng cao. Trong khi nhu cầu của người tiêu dùng về những sản phẩm “sạch” ngày một lớn. Và quy định về lượng tàn dư chất độc hại trên sản phẩm nông nghiệp ngày càng nghiêm ngặt hơn.
Khám phá thêm nhiều tin tức thú vị về sinh vật học.