Ai cũng đã từng cắm mặt vào chiếc điện thoại trong các buổi họp tẻ nhạt và những người điều hành cấp cao cũng không phải ngoại lệ. Nhưng trong một phòng họp có tới cả vài trăm người, khó có thể giám sát xem ai là người đang không chú ý rất mất thời gian. Có lẽ, đó là lý do mà phần mềm sử dụng trí tuệ nhân tạo kết hợp với nhận diện gương mặt này ra đời
Đây là một hệ thống AI sử dụng để đo lượng thời gian mà các chính trị gia dành cho điện thoại của mình trong các cuộc họp Chính phủ trên truyền hình. Trí tuệ nhân tạo (AI) giờ đây được dùng để “chỉ mặt đặt tên” những vị chính trị gia sao nhãng trong các cuộc họp. Điều này cũng làm dấy lên không ít tranh cãi về phần mềm mới này.
The Flemish Scrollers – Phần mềm nhận diện gương mặt mới
Nghệ sĩ số Dries Depoorter vừa công bố dự án dùng phần mềm nhận diện gương mặt để phát hiện các chính trị gia Bỉ bấm điện thoại trong phiên họp quốc hội. Dự án của Dries Depoorter được đưa ra gần 2 năm sau khi Bộ trưởng Nội vụ Bỉ Jan Jambon gây tranh cãi vì bị phát hiện chơi Angry Birds giữa buổi họp chính sách.
Ra mắt đầu tuần này, hệ thống của Depoorter giám sát các buổi livestream họp chính phủ được phát hằng ngày trên YouTube, từ đó tính thời gian những chính trị gia nhìn vào điện thoại trong lúc cuộc họp đang diễn ra.
Nếu AI phát hiện có người mất tập trung, nó sẽ “cảnh cáo” người đó bằng cách nêu tên và công khai đoạn clip lên Instagram và Twitter trên tài khoản @TheFlemishScrollers (tạm dịch: những người Flemish lướt điện thoại) – cũng là tên phần mềm của Dries Depoorter.
Phần mềm mới gây ra không ít tranh cãi
Nếu không có phiên họp nào đang diễn ra. Phần mềm sẽ phân tích và học tập từ các buổi livestream đã có sẵn. Nên đôi khi nó sẽ đăng lại những trường hợp cũ. Chưa đầy 24 giờ kể khi phần mềm The Flemish Scrollers đi vào hoạt động. Nó đã phát hiện 4 trường hợp các chính trị gia bấm điện thoại trong lúc họp, làm nảy sinh không ít tranh luận.
Nhiều người phê bình các chính trị gia. Nhưng cũng không ít người chỉ ra rằng phần mềm này kết luận quá vội vã. Chúng ta chỉ nhìn bên ngoài nên không thể biết chính trị gia đó đang làm gì trên điện thoại. Có thể họ cần kiểm tra công việc hay đọc một tin nhắn quan trọng.
Trên website riêng, Depoorter cho biết phần mềm được viết bằng ngôn ngữ lập trình Python. Dùng học máy (machine learning) để nhận diện gương mặt và điện thoại của các chính trị gia.
Rủi ro từ việc lạm dụng AI để giám sát quá mức
Công cụ này được viết bằng mã lập trình Python. Đồng thời sử dụng công nghệ máy học cộng với công nghệ nhận dạng khuôn mặt tân tiến. Khi luồng phát trực tiếp bắt đầu. Phần mềm sử dụng công nghệ máy học để tìm điện thoại. Sau đónhận dạng khuôn mặt để xác định các chính trị gia sử dụng thiết bị.
Video về các nhà lập pháp bị phân tâm, không chú ý trong cuộc họp. Sau đó được đăng lên các tài khoản Twitter và Instagram của dự án. Để mang lại một chút xấu hổ trước công chúng.
Vì Depoorter là một nghệ sĩ và nhà phát triển tài ba. Không thể phủ nhận tài năng công nghệ của anh ấy. Tuyệt nhiên, các chuyên gia nhận định mục đích thực sự của dự án này có khả năng thu hút sự chú ý đến những rủi ro. Từ việc lạm dụng AI để giám sát quá mức.
Công cụ chỉ phát hành vào đầu tháng 7 nhưng đã thu hút được sự chú ý của công chúng. Khi được liên hệ về phản ứng đối với công cụ của mình. Depoorter nói: “Hầu hết mọi người đều tích cực về dự án này. Tuy nhiên, lại có những bình luận tiêu cực đến từ các chính trị gia”.
Theo Depoorter, vì công cụ này nhắm vào các nhà lập pháp nên nó có khả năng thúc đẩy họ thay đổi hành động đúng chuẩn hơn trong một cuộc họp trịnh trọng ở tương lai.
Xem thêm các tin tức khác tại đây.