Siêu máy tính là một thuật ngữ đã xuất hiện khá lâu trên thế giới. Nhưng gần đây nó mới trở nên quen thuộc và gần gữi với những người đam mê công nghệ. siêu máy tính có thể hiểu là một máy tính có thể có bộ xử lí khủng và tốc độ nhanh. Siêu máy tinh được sản xuất ở hầu hết các siêu cương quốc trên thế giới. Và vượt qua mọi kỉ lục thì siêu máy tính Fugaku của Nhật Bản đã trở thành siêu máy tính mạnh nhất thế giới. Hãy cùng wxiztv.com tìm hiểu về siêu máy tính đến từ đất nước mặt trời mọc.
Giới thiệu về siêu máy tính mạnh nhất thế giới
Trung Quốc và Mỹ luôn cạnh tranh ngôi vị siêu máy tính mạnh nhất thế giới. Tuy nhiên, cả hai đều bị đánh bại dưới tay một cỗ máy Nhật Bản.
Siêu máy tính Fugaku đặt tại thành phố Kobe. Nó đã giành ngôi vị số 1 trong bảng xếp hạng hai năm một lần vừa được công bố.
Nó có khả năng tính toán nhanh gấp 2,8 lần hạng 2 – siêu máy tính của IBM. Và đặt tại thư viện quốc gia Oak Ridge (Mỹ).
Siêu máy tính Fugaku của Nhật Bản đã đánh bại các đối thủ từ Trung Quốc và Mỹ để trở thành siêu máy tính nhanh nhất thế giới.
Fugaku do Fujitsu và viện nghiên cứu quốc gia Riken của Nhật Bản phát triển. Siêu máy tính này đạt số điểm 442 petaflop, hay 442 triệu tỷ phép tính trong một giây.
Fugaku cũng đứng đầu ba hạng mục khác bao gồm hiệu suất xử lý AI và năng lực xử lý dữ liệu lớn (big data).
Với năng lực tính toán vượt trội, Fugaku bỏ xa vị trí thứ hai là siêu máy tính Summit của IBM với 148 petaflop. Kết quả do một hội đồng gồm các chuyên gia quốc tế biên soạn. Và được công bố tháng 6 và tháng 11 hàng năm.
Chi phí để sản xuất siêu máy tính
Fugaku là sự kế thừa của siêu máy tính K từng đứng đầu năm 2011. Hệ thống trị giá 130 tỷ yên (1,22 tỷ USD) đã đi vào hoạt động hoàn toàn vào tháng 3.
Mục tiêu của siêu máy tính này là nghiên cứu phát triển dược phẩm và phân tích dữ liệu lớn. Trong khi đó, Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Nhật Bản cũng đang lên kế hoạch sử dụng Fugaku.
Để giúp các nhà sản xuất ôtô phát triển các cấu trúc xe có khả năng đàn hồi cao hơn bằng cách sử dụng AI để nghiên cứu các tác động va chạm.
Fugaku tốn không ít chi phí đầu tư. Ngân sách 6 năm cho siêu máy tính và phát triển công nghệ liên quan vào khoảng 1 tỷ USD so với 600 triệu USD của Mỹ.
Fugaku còn “gây bão” vì con chip của mình. Fujitsu, đối tác của Riken, đã chọn thiết kế vi xử lý dùng công nghệ cơ bản trên chip smartphone, dựa trên kiến trúc của ARM.
Siêu máy tính trong Covid 19
Theo Riken, Fugaku có thể hỗ trợ nghiên cứu và phân tích bất kỳ lĩnh vực nào một cách dễ dàng. Trong tháng này, Fujitsu đang sử dụng tính năng mô phỏng của Fugaku để tạo ra một loại hóa chất dùng xử lý Covid-19.
Dù Nhật Bản đã quay lại vị thế dẫn đầu với Fugaku, cuộc chạy đua về siêu máy tính thực tế hiện nay chỉ diễn ra “song mã” giữa Mỹ và Trung Quốc.
Cả hai nước có ý định sử dụng siêu máy tính không chỉ cho mục đích công nghiệp. Mà còn cho nghiên cứu quân sự, bao gồm cả việc phát triển vũ khí hạt nhân.
Trong đó, Mỹ hiện nghiên cứu siêu máy tính thế hệ tiếp theo với khả năng tính toán tới 1.000 petaflop. Và nó nhanh hơn gấp đôi so với Fugaku. Hiện cả Mỹ và Trung Quốc đều đang chạy đua sản xuất siêu máy tính đạt cảnh giới “exascale”. Tức là có thể tính một tỷ tỷ phép tính mỗi giây.
Các dự án đối với siêu máy tính với các siêu cường quốc trên thế giới
Mỹ được cho là đang thực hiện Dự án Điện toán Exascale. Dự kiến hoàn thành năm 2021.
Trong khi đó, Trung Quốc thậm chí còn mạnh tay hơn với ba cỗ máy tốc độ tương tự đặt tại Phòng thí nghiệm Khoa học và Công nghệ hàng hải quốc gia Thanh Đảo; Trung tâm Siêu máy tính quốc gia Thiên Tân; Trung tâm Siêu máy tính quốc gia Thâm Quyến . Tuy vậy, những dự án này vẫn được giữ bí mật.
Siêu máy tính (supercomputer) là những hệ thống máy tính khổng lồ. Nó có sức mạnh tính toán cao gấp hàng triệu lần máy tính thông thường. Và có khả năng giải quyết các vấn đề khoa học phức tạp nhất thế giới.
Chúng được ứng dụng vào hầu hết lĩnh vực như mô phỏng các vụ thử tên lửa hạt nhân,…