Quần thể chim cánh cụt hoàng đế lớn thứ hai đang biến mất sau ba năm liên tiếp khi mà không nuôi nổi một con chim cánh cụt con nào. Chúng là loài lớn nhất thuộc họ Cánh cụt trong vương quốc động vật. Thường sống ở Nam Cực là nơi có tuyết bao phủ quanh năm. Hình dạng của loài chim không bao giờ bay này được đặc trưng bởi đôi chân màu trắng, kéo dài từ ngực đến tai và có màu vàng nhạt đến vàng tươi. Trong khi đó đầu màu đen, chi trước nhỏ và dẹt.
Giới thiệu chung
- Tên thường gọi: Chim Cánh Cụt Hoàng Đế
- Tên khoa học: Aptenodytes forsteri
- Lớp: Chim
- Chế độ ăn: Động vật ăn thịt
- Tuổi thọ: 15 đến 20 năm
- Trọng lượng trung bình khoảng: thể lên tới 40kg
- Tình trạng trong Sách Đỏ: Sắp bị đe dọa (NT)
Thức ăn thường ngày của chim cánh cụt hoàng đế là cá, nhưng đôi khi chúng cũng ăn động vật giáp xác. Các loài nhuyễn thể, động vật thân mềm và mực. Trong khi săn, loài này có thể lặn xuống dưới nước trên 18 phút và lặn sâu tới 535 m (1.755 ft). Chúng có một số đặc điểm giúp thích nghi với điều kiện này. Bao gồm một hemoglobin có cấu trúc bất thường cho phép nó hoạt động ở nơi có nồng độ ôxy thấp. Xương rắn để giảm chấn thương áp suất, và khả năng giảm sự trao đổi chất ở cơ thể nó. Và tắt các chức năng cơ quan không cần thiết.
Chim cánh cụt hoàng đế nổi tiếng với những chuỗi hành trình của các con lớn mỗi năm để giao phối với nhau và nuôi con cái. Các loài cánh cụt chỉ sinh sản duy nhất vào mùa đông ở Châu Nam Cực. Chúng phải đi quãng đường dài khoảng từ 50–120 km (31–75 dặm) trên băng để tới khu vực sinh sản, nơi có hàng ngàn cá thể.
Khả năng thích ứng của chim cánh cụt Hoàng đế ở Nam Cực
Chim cánh cụt thích nghi về mặt sinh lý và hành vi để có thể sống trong môi trường khắc nghiệt. Nơi có gió lạnh và những cơn bão tuyết, có thể đạt tới xấp xỉ -60° C.
Lúc này, chim cánh cụt sẽ ôm lấy nhau để tránh gió và giữ ấm. Các cá thể chim cánh cụt sẽ di chuyển lại gần nhau tạo thành một khối lớn để thoát khỏi băng giá. Chúng cứ sống thậm chí cả sinh sản như vậy cho tới hết mùa đông.
Sau đó, con cái sẽ đẻ một quả trứng duy nhất và tham gia những cuộc đi săn dài ngày, có thể cả hai tháng. Tùy vào từng khu vực sống của chim cánh cụt cái. Chúng có thể di chuyển khoảng 75 km chỉ để tới vùng nước ấm hơn ăn cá, mực và các loài nhuyễn thể. Chim cánh cụt có thể lặn sâu hơn bất kì loài nào trong họ. Và ở dưới nước trong 20 phút. Những con mái sẽ đẻ ra một quả trứng duy nhất, sau đó con trống sẽ lo việc ấp trứng, còn con mái ra biển kiếm mồi. Sau đó, con trống và con mái thay nhau tìm kiếm thức ăn ngoài biển. Và chăm sóc cho cánh cụt con ở nơi sinh sản.
Chim cánh cụt Hoàng đế chăm sóc con như thế nào?
Chim cánh cụt hoàng đế thường giữ cho trứng ấm để nở sớm. Tuy nhiên chúng lại không bảo vệ bằng cách ngồi lên trứng. Nhiệm vụ chăm trứng lúc này dành cho con đực. Chúng sẽ đặt ngay ngắn trứng lên bàn chân và bao phủ bằng cả cơ thể.
Trong suốt hai tháng chăm trứng, chim cánh cụt đực sẽ không ăn gì. Chiếc kén đã phát huy tính hiệu quả cực cao bởi nếu con non thoát ra khỏi nơi ấm áp này. Chim cánh cụt con có thể bị chết chỉ trong vài phút. Khi nở ra và bắt đầu lớn, chim non được con mẹ tìm kiếm thức ăn và bú mớm như nhiều loài gia cầm khác.
>>> Xem thêm nhiều tin hay tại đây nhé.
Một số thông tin thú vị
- Một số cá thể chim cánh cụt đặc biệt có thể sống tới trên 50 năm.
- Đôi chi trước được tiến hóa dẹt và không có lông giống như chiếc chèo phẳng. Giúp chim cánh cụt bơi lội và bắt mồi tốt hơn
- Chim cánh cụt Hoàng đế hiện nay đang bị đe dọa nghiêm trọng. Do thiếu thức ăn (vì quá trình biến đổi khí hậu), một số khác thì bị bệnh và sự ấm lên toàn cầu