Ngôn ngữ của các loài động vật như sóc, chó, cá heo phức tạp hơn cả của con người, chẳng hạn bọ cánh cứng có thể dùng mã Morse để giao tiếp, loài ếch giao tiếp với nhau bằng tần số siêu âm. Con người hiện tại đang ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để có thể hiểu tâm tư tình cảm của các loài vật nuôi, đồng thời có thể cứu nhiều loài quý hiếm khỏi tuyệt chủng.
Hiểu được tiếng động vật là thách thức lớn đối với con người
Theo Engadget, hiểu tiếng động vật là một trong những thách thức lớn đối với con người. Dẫu vậy, không ai dám chắc là động vật có ngôn ngữ và vốn từ vựng riêng. Phần vì bộ máy phát âm, môi trường và nhu cầu tập thể của chúng khác con người rất nhiều.
Thế nhưng, điều gì sẽ xảy ra nếu những động vật có nhận thức cao thực sự giao tiếp với nhau bằng các tín hiệu đặc biệt? Cá heo là một trong những loài động vật thông minh nhất thế giới. Ngôn ngữ của động vật như sóc chó phức tạp hơn cả của con người. Các nhà nghiên cứu gần đây đã giải mã ngôn ngữ của loài sóc chó và phát hiện nó là ngôn ngữ khá phức tạp.
Bọ cánh cứng dùng mã Morse để giao tiếp. Mã Morse là một loại mã hóa ký tự dùng để truyền các thông tin điện báo. Mã Morse dùng một chuỗi đã được chuẩn hóa gồm các phần tử dài và ngắn để biểu diễn các chữ cái, chữ số, dấu chấm, và các kí tự đặc biệt của một thông điệp.
Nhiều bằng chứng cho thấy chúng có khả năng giao tiếp. Thậm chí mỗi con còn có tên riêng được biểu đạt bằng âm thanh và chúng gọi nhau bằng tên riêng đó. Trường hợp của cá heo đã kích thích trí tưởng tượng của nhà ngôn ngữ học máy tính Jussi Karlgren. Đến mức ông lên kế hoạch giải mã tiếng kêu của cá heo bằng AI.
Ý tưởng dùng AI giải mã ngôn ngữ động vật
Ý tưởng dùng AI giải mã ngôn ngữ động vật hoàn toàn khả thi. Vì AI từng hỗ trợ các nhà khảo cổ học giải mã ngôn ngữ cổ đại của con người. Mặt khác, ngoài ngôn ngữ ra còn có vô vàn cách giao tiếp. Chẳng hạn giao tiếp bằng âm thanh, ngữ cảnh, nét mặt…
Karlgren cho biết: “Triển vọng là thế này: chúng ta thu thập một kho dữ liệu lớn. Bộ sưu tập các tiếng kêu của cá heo và phân loại chúng. Sau đó nhờ AI phân tích những dữ liệu đó”.
James Savage – nhà sinh thái học hành vi giảng dạy tại Đại học Chester và Đại học Anglia Ruskin (Anh) cũng đồng tình với ý tưởng này. Ông chia sẻ: “Con người khá giỏi trong việc xác định sự khác biệt về âm thanh trong tiếng gọi của những động vật họ quen thuộc”.
Khi các thuật toán phân loại tín hiệu ngày càng tiên tiến hơn. AI sẽ nhanh chóng phân loại tín hiệu âm thanh tốt hơn con người. AI cũng có thể trở thành một công cụ có giá trị trong chăn nuôi động vật. Đặc biệt ở cấp độ nghiên cứu hoặc công nghiệp.
Những dấu hiệu ban đầu rất khả quan
Năm 2017, các nhà khoa học xác định một số tiếng kêu khác nhau của khỉ đuôi sóc. Độ chính xác khoảng 90%. Cùng năm đó, một nhóm khác đã có thể xác định tâm trạng của cừu. Nhờ dùng AI đọc biểu cảm gương mặt của chúng. Kết hợp hai ý tưởng này, ta có thể hiểu hơn về những gì động vật đang cố truyền đạt với ta.
Cả Savage và Karlgren đều cho rằng có thể đạt được những bước tiến lớn trong việc hiểu tiếng động vật trong vòng 10 năm tới. Dù kết quả đạt được không phải ứng dụng Google Dịch tiếng động vật như chúng ta mong đợi.
Việc dùng công nghệ để giải mã, phân loại tiếng kêu động vật có thể cứu nhiều loài quý hiếm khỏi tuyệt chủng. Chẳng hạn loài chim sơn ca Anthochaera phrygia ở Úc đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do quên mất ngôn ngữ. Theo The Guardian, hiện chỉ có khoảng 300 con ở Úc.
Môi trường sống bị tàn phá, những con đực trưởng thành phải sống xa con đực trẻ. Nên không thể nào truyền lại cho chúng cách “hót” những bài ca thu hút bạn tình. Con đực trẻ đành phải vay mượn giai điệu từ những loài chim khác. Nhưng khi chúng hót sai bài ca, con cái không nhận diện được giai điệu. Nên sẽ không thể kết đôi với chúng, dẫn đến tình trạng sinh sản suy giảm.