Cóc mía là một loài động vật thuộc bộ Động vật có xương sống, bộ Không đuôi, một loài lưỡng cư nổi tiếng có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ. Cái tên Cóc Mía xuất phát từ việc loài Cóc này thường ăn các loại côn trùng, bọ sống trên cây mía và gây hại cho chúng.
Năm 1935, Cóc Mía được đưa vào hệ sinh thái Úc để kiểm soát sự phá hoại mùa màng của Bọ cánh cứng, nhưng chúng ta đã không kiểm soát được số lượng loài bọ cánh cứng. Tuy nhiên, có thể hiểu chúng ta đang tiến gần hơn một bước tới sự tái phát triển và kiểm soát số lượng loài Cóc Mía ở Australasia. Sau năm 1935, số lượng Cóc Mía không ngừng phát triển, có lúc lên tới hơn 200 triệu cá thể.
Giới thiệu chung
- Tên thường gọi: Cóc Mía
- Tên khoa học: Rhinella marina
- Loại:Động vật lưỡng tính
- Chế độ ăn:Động vật ăn thịt
- Cách sống:Theo đàn, tổ (ổ)
- Tuổi thọ: 5 đến 10 năm
- Kích thước: 10-15 cm
- Trọng lượng: trung bình 1,2 kg
- Tình trạng trong Sách Đỏ: Ít quan tâm
Sau những trận mưa lớn vào mùa hè, những con cóc to bằng nắm tay thường xuất hiện trên đường. Không giống như những con ếch nhỏ mà chúng ta thường thấy, kích thước khổng lồ và làn da sần sùi của loài cóc khiến cho nhiều người cảm thấy ghê sợ, nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi loài cóc lớn nhất có thể lớn đến mức nào chưa?
Vào đầu những năm 1950, một số người đã nghĩ đến vấn đề này và cố gắng tìm ra loài cóc có kích thước lớn nhất còn tồn tại trên Trái Đất, vào thời điểm đó, thậm chí còn có tin đồn rằng tại Châu Mỹ có những con cóc nặng tới gần 100 kg.
Nghe thì có vẻ rất đáng sợ, nhưng thực tế đây chỉ là những tin đồn. Những con cóc khổng lồ thực sự tồn tại và chung sống ở các khu vực nhiệt đới của Trung và Nam Mỹ, nhưng chiều dài trung bình của chúng chỉ từ 10-15 cm, và con lớn nhất có thể lên tới 24 cm. Đây là loài cóc lớn nhất thế giới – Cóc mía.
Nhà thực vật học, động vật học và bác sĩ người Thụy Điển Carl Linnaeus đã ghi lại và mô tả loài cóc mía trong cuốn sách “Systema Naturae” của mình vào thế kỷ 18.
Cóc Mía có kích thước và ảnh hưởng tới sinh thái như thế nào?
Năm 1935, Chính quyền Bắc Queensland, Australia đã mang 3,000 cá thể Cóc mía từ Nam Mỹ. Về và thả suốt chiều dài hàng trăm km tại vùng đông bắc nước Úc.
Cóc mía vốn là loài lưỡng cư cỡ lớn, da khô, có độc quen với khí hậu Nhiệt đới. Nhưng chúng đã phát triển cực mạnh tại châu Úc. Một số nguyên nhân chỉ ra rằng, nguồn thức ăn dồi dào. Ngoài ra Cóc mía là loài động vật có nọc độc chúng sẽ giết chết nhiều loài động vật ăn thịt (cỡ lớn) nếu như ăn phải loài Cóc này.
Tuyến độc của loài Cóc mía có nguy hiểm không?
Cóc mía là một trong những loài thuộc Họ cóc có kích thước lớn nhất. Con đực nhỏ hơn so với con cái. Sở hữu làn da màu vàng, xám, hơi nâu, nhiều mụn nước. Tuyến độc được phân bố phía hai bên mắt.
Chất độc cực mạnh của Cóc mía được tiết ra dưới lạng chất lỏng xuất phát từ tuyến mao mạch sau mắt. Chúng sẽ ảnh hưởng ngay lập tức chức năng hoạt động của tim. Nạn nhân lúc này sẽ đau đớn vì không được bơm máu đầy đủ tới các bộ phận và tử vong. Cóc mía rất hiếm khi gây tử vong cho người. Tuy nhiên, một số trường hợp ghi nhận đã tử vong do chưa loại bỏ độc tố trên da cóc. Ăn trứng cóc và không được cứu chữa kịp thời.
Tuy nhiên ở một số nước phát triển, nọc độc của Cóc mía được tận dụng để làm chất kích thích khả năng tình dục, phục hồi tóc (Nhật Bản). Các nhà khoa học Trung Quốc sử dụng nọc độc Cóc mía trong phẫu thuật. Với mục đích giảm nhịp tim bệnh nhân
Những thông tin thú vị về loài Cóc mía
- Cá thể Cóc mía lớn nhất từng được phát hiện dài trên 38 cm, tổng khối lượng là xấp xỉ 2,7 kg.
- Ở Thụy Điển, loài động vật lưỡng cư đặc biệt này còn được nuôi để làm thú vưng
- Cá thể Cóc mía sống lâu nhất được tìm thấy có tuổi thọ 35 năm.
- Ngoài việc tẩm độc vào mũi tên, người Olmec còn sử dụng độc của Cóc mía như một loại ma túy.
Cảm ơn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.