Nếu như là một người yêu thích khoa học và luôn khám phá các vấn đề về vũ trụ. Thì những thông tin trong bài viết sau sẽ khiến bạn thích thú và tò mò. Bởi, thời gian trước, các nhà khoa học đã phát hiện một đám mây khổng lồ đang đơn độc, lang thang trên vũ trụ. Và đám mây kì lạ này lại là một cụm rất lớn với các thiên hà chứa bên trong. Theo như các thông tin nghiên cứu được, diện tích của đám mây này còn lớn hơn cả dải ngân hà. Vậy thông tin chi tiết như thế nào, wxiztv.com xin mời bạn đọc bài viết ngay bên dưới nhé.
Xuất hiện đám may khổng lồ lang thang trên vũ trụ
Đám mây khổng lồ lớn hơn dải ngân hà
Chủ đề về khoa học vũ trụ luôn thu hút rất nhiều bạn trẻ thích tìm tòi, khám phá. Và dĩ nhiên, việc phát hiện một hiện tượng mới, hoặc một hành tinh, vật thể mới,…cũng là niềm vui to lớn đối với những nhà khoa học. Nếu như bạn nghĩ rằng dải ngân hà là nơi chứa nhiều thiên hà nhất vũ trụ này. Thì kể từ lúc này, bạn sẽ phải có suy nghĩ khác. Bởi vừa qua, các nhà khoa học đã phát hiện ra một đám mây khổng lồ kì lạ. Nó lang thang và bị cô lập trên vũ trụ. Và điểm đặc biệt nhất chính là đám mây này chứa rất nhiều thiên hà. Mà số lượng các thiên hà này lớn hơn dải ngân hà mà chúng ta từng biết đến.
Thông tin từ các nhà khoa học
Các nhà khoa học chưa rõ nguyên nhân khiến đám mây khí khổng lồ bị cô lập và lang thang giữa các thiên hà. XMM Newton, kính viễn vọng tia X hoạt động 22 năm của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA). Đã chụp ảnh một đám mây khí tách biệt trong cụm thiên hà xa xôi mang tên Abell 1367, Space hôm 29/6 đưa tin.
Nhóm chuyên gia của Đại học Alabama tại Huntsville, Mỹ, xử lý ảnh chụp. Và công bố nghiên cứu trên tạp chí Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. Trong ảnh, vùng mây phát ra tia X có màu xanh lam. Còn vùng khí ấm mang màu đỏ. Một số thiên hà của cụm Abell 1367 cũng xuất hiện với màu trắng. Phát hiện này đã tạo nên nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học. Mục đích để tìm ra nguồn gốc của đám may kì lạ này.
Chi tiết về đám mây khổng lồ, kì lạ
Abell 1367 hay Leo là một cụm trẻ chứa khoảng 70 thiên hà. Nằm cách Trái Đất 300 triệu năm ánh sáng. Đám mây kỳ lạ trong cụm này lớn hơn cả dải Ngân Hà và được Kính thiên văn Subaru của Nhật Bản phát hiện năm 2017. Nó đã gây khó hiểu cho các nhà thiên văn trong suốt 4 năm qua.
Đám mây khổng lồ từng được quan sát dưới cả ánh sáng khả kiến lẫn tia X. Nó dường như đang lang thang giữa các thiên hà bên trong cụm Abell 1367. ESA nhận xét, việc nó tồn tại một cách độc lập rất đáng ngạc nhiên. Và diện tích to lớn của nó cũng khiến nhiều người đang tò mò.
Các nhà khoa học chưa rõ đám mây khổng lồ bắt nguồn từ đâu. Nhưng nhiều khả năng nó đã tách khỏi một thiên hà lớn trong cụm bằng cách nào đó. Họ cho rằng các phần của đám mây được gắn kết với nhau nhờ từ trường mạnh. Giúp nó không bị lực hấp dẫn của vật chất xung quanh xé toạc. Đó là tất cả những thông tin thú vị về phát hiện này.