Một trong những vấn đề cần quan tâm đó chính là làm sao xử lý rác thải trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang leo thang. Trong những nguồn rác thải khổng lồ hiện nay, có một lượng lớn là các khẩu trang y tế đã qua sử dụng. Các nhà môi trường học đã có một ý tưởng sáng tạo và truyền cảm hứng về ý thức bảo vệ môi trường hiện nay, thông qua một chiếc ghế. Điều đặc biệt nó được chế tạo ra từ những khẩu trang y tế. Cùng Wxiztv.com chiêm ngưỡng chiếc ghế độc đáo này nhé!
Chiếc ghế từ khẩu trang y tế ra đời
Thay vì bị vứt la liệt trên vỉa hè, góc phố, cành cây hay trôi nổi trên biển, những chiếc khẩu trang y tế đã được Joe Slatter thu gom, khử trùng và tạo thành một chiếc ghế đẩu. Ông đặt tên cho sản phẩm này là Veil Stool, với màu xanh và trắng đặc trưng của khẩu trang.
“Cái tên Veil bắt nguồn từ khái niệm ‘mạng che mặt’ – mang ý nghĩa tích cực để che đi một phần khuôn mặt, giống như khẩu trang vậy. Mạng che mặt thường được coi là đẹp, nên với tôi, cái tên này ngụ ý rằng chúng ta có thể nhìn thấy vẻ đẹp bên trong một vật bị coi thường, chính là chiếc khẩu trang,” nhà thiết kế này chia sẻ về cái tên ý nghĩa của chiếc ghế đặc biệt.
Mạng che mặt thường được coi là đẹp, nên với tôi, cái tên này ngụ ý rằng chúng ta có thể nhìn thấy vẻ đẹp bên trong một vật đơn giản, chính là chiếc khẩu trang – Nhà thiết kế này chia sẻ về cái tên ý nghĩa của chiếc ghế đặc biệt.
Cách xử lý thông minh và đúng đắn
Khi thu thập gần 4.000 chiếc khẩu trang, ông Slatter tiến hành khử trùng bằng bình xịt ozone. Các khẩu trang đã xử lý được phơi dưới ánh nắng mặt trời trong 4 tuần. Sau một thời gian thử nghiệm, nhà thiết kế Slatter phát hiện điều đặc biệt từ mặt nạ 3 lớp. Chúng có thể được kéo thành sợi mềm hoặc nấu chảy thành chất liệu cứng. Do đó, với phần chân ghế, ông cho nấu chảy khẩu trang và dập khuôn thành giá đỡ ba chân. Nó đủ để đỡ được trọng lượng cơ thể con người. Với phần ghế ngồi, ông kéo thành từng sợi và gắn lại bằng tay. Thật không ngờ, những sợi khẩu trang kéo ra lại trở nên mềm, bông.
Không chỉ đáp ứng được nhu cầu sử dụng, Veil Stool còn đáp ứng cả nhu cầu về thẩm mỹ. Điều tuyệt vời là giải quyết được vấn nạn ô nhiễm môi trường. Đặc biệt vấn đề xử lý rác thải trong bối cảnh dịch bệnh.
Số lượng lớn rác thải là khẩu trang y tế
Thi thoảng đâu đó còn thấy nhiều người khạc nhổ bừa bãi trên lề đường rồi tiện tay vứt luôn khẩu trang xuống đường mặc cho bay đi đâu thì bay. Hay tại các điểm tập kết rác thải tự phát cũng tràn ngập khẩu trang. Nguyên nhân bởi người dân bỏ lại. Những khẩu trang đã qua sử dụng không được cho cẩn thận vào túi. Điều này sẽ gây ô nhiễm môi trường và làm mất mỹ quan thành phố. Đáng chú ý là trong giai đoạn hiện nay, những chiếc khẩu trang bị vứt đi đó rất có thể đã mang mầm bệnh virus corona. Theo đó có nguy cơ phát tán đi khắp nơi.
Hiện nay, chúng ta sử dụng khẩu trang hằng ngày, nhưng không thực sự có nhiều thông tin hướng dẫn về cách vứt bỏ hoặc tái chế chúng một cách an toàn. Nhà thiết kế người Anh Joe Slatter nhận thấy “rác màu xanh và trắng” trên khắp các đường phố. Ông đã có một quyết định nhắc nhở tinh tế người dân hãy ý thức hơn về việc vứt rác.