Quái vật Gila là loài bò sát thuộc siêu họ thằn lằn, sinh sống chủ yếu ở Bắc Mỹ, phía bắc biên giới với Mexico, ngoại hình của chúng rất dễ nhận biết bởi những mảng màu hồng, cam hoặc vàng. Đuôi lớn chiếm 20% kích thước cơ thể. Đối với những cá thể có kích thước từ 50-55 cm, khối lượng cơ thể có thể đạt 350-700 gram. Chúng được coi là hóa thạch sống vì những hóa thạch được tìm thấy từ kỷ Phấn trắng (Creta) cách đây hàng chục triệu năm vẫn giữ nguyên dạng không có quá nhiều thay đổi.
Giới thiệu chung
- Tên thường gọi: Quái vật Gila
- Tên khoa học: Heloderma suspectum
- Loài: Động vật bò sát
- Chế độ ăn: Động vật ăn thịt
- Tuổi thọ: Khoảng 20 năm
- Kích thước trung bình: Khoảng 50 cm
- Trọng lượng trung bình: 1.8 kg
- Tình trạng trong Sách Đỏ: Sắp bị đe dọa (Near Threatened)
Sinh sản và con cái
Quái vật Gila đạt độ tuổi trưởng thành từ 3-5 năm. Mùa sinh sản là vào đầu mùa hè, khi các con đực cạnh tranh bằng cách tham gia các trận đấu vật. Con cái đào một cái lỗ và nhẹ nhàng bao phủ 2-12 quả trứng nặng 1,4 ounce và dài trung bình 2,5 x 1,2 inch. Khoảng 4 tháng sau, trứng nở và quái vật gila có kích thước trung bình là 6,3 inch xuất hiện. Chúng trông giống như những con trưởng thành thu nhỏ với nhiều màu sắc rực rỡ hơn và tự chúng khi mới sinh ra.
Những con non này sẽ lớn lên để trở thành những sinh vật hàng ngày dành phần lớn cuộc đời dưới lòng đất với một loạt hoạt động trong suốt mùa xuân, dành để săn tìm thức ăn. Ba đến bốn bữa ăn lớn sẽ là tất cả thức ăn nó cần để tồn tại qua mùa đông. Chúng chủ yếu là động vật sống đơn độc, nhưng tụ tập thành các cộng đồng nhỏ trong mùa giao phối.
Nọc độc của Quái vật Gila có nguy hiểm không?
Năm 1890, theo báo cáo từ những nghiên cứu độc lập của Tiến sĩ George Goodfellow cho biết. Quái vật Gila tuy là loài động vật bò sát vô cùng chậm chạp. Nhưng thực sự chúng phát triển hệ thống khứu giác khá hoàn hảo. Khả năng cảm nhận mùi, đánh hơi luôn ở bậc cao hơn so với nhiều loài bò sát cùng họ. Tập tính săn mồi của chúng thường là những loài côn trùng. Động vật nhỏ vô tình đi ngang qua nơi chúng đang đứng.
Lúc này Quái vật Gila sẽ cắn con mồi. Sau đó chất độc trong rãnh của răng từ từ đi vào cơ thể nạn nhân thông qua vết thương hở.
Chúng cũng là một trong số ít những loài thằn lằn độc trên thế giới. Nọc độc của chúng chứa chất hóa học neurotoxin (chất độc thần kinh) ở mức độ nhẹ. Vì vậy những vết cắn của Gila thường sẽ khá đau nhưng không dẫn đến tử vong với con người
Tập tính và bảo tồn của quái vật Gila
Như đã nói ở trên, Quái vật Gila là một loài vật di chuyển chậm chạp. Vì vậy thức ăn của chúng thường là trứng của các loài khác và động vật có vú sơ sinh. Trong quãng đời của Gila, chúng thường dành hơn 95% thời gian. Để nằm trong hầm dưới lòng dất, chỉ bò lên để tìm đồ ăn và thi thoảng tắm nắng (Một phần do chiếc đuôi chứa đầy chất béo cùng kích thước quá khổ).
>>> Đọc nhiều hơn tại chuyên mục Khám phá
Hiện nay tình trạng phá rừng, mở rộng diện tích đang khiến cho số lượng Quái vật Gila trong tự nhiên bị giảm đáng kể. Năm 1952, Quái vật Gila được liệt vào tình trạng “Sắp bị đe dọa” bởi tổ chức Sách Đỏ thế giới IUCN. Năm 1963, Sở thú San Diego trở thành vườn thú đầu tiên thành công trong việc nuôi nhốt Quái vật Gila
Một số thông tin thêm về Quái Vật Gila
Cái tên Gila của chúng được xuất phát từ nơi chúng được phát hiện lần đầu tiên. Lưu vực sông Gila của vùng Arizona, Mỹ
Nọc độc thần kinh của Gila có độ mạnh tương đương với một con rắn san hô (triệu chứng đau, phù nề, suy nhược kết hợp giảm huyết áp)
Nước bọt của Quái vật Gila được các nhà khoa học sử dụng. Để chế ra các loại thuốc điều trị các bệnh về mất trí nhớ như bệnh Alzheimer, tâm thần phân liệt và ADHD
Sở hữu nọc độc và hình dáng đặc biệt, loài này đã thành nguồn cảm hứng để các đạo diễn tại Hollywood cho ra mắt bộ phim The Giant Gila Monster. Và đóng vai trò nhỏ trong The Treasure of the Sierra Madre