Hạ đường huyết ban đêm là một trong những biến chứng vô cùng nguy hiểm thường gặp ở những người bị bệnh tiểu đường. Tình trạng này do nhiều yếu tố gây ra, từ tập thể dục quá gần giờ ngủ đến uống bia rượu buổi tối. Nếu không được điều trị, hạ đường máu trong đêm có thể dẫn đến các bệnh lý phổ biến như đau đầu, mất ngủ, nặng thì co giật, thậm chí tử vong. Chính vì thế nếu xuất hiện tình trạng hạ đường huyết vào ban đêm thì tốt nhất nên đi thăm khám để có phương pháp điều trị kịp thời. Để giúp bạn hiều thêm về chứng hạ đường huyết ban đêm cũng như cách phòng tránh hãy cùng theo dõi một vài thông tin ngay dưới đây nhé.
Hạ đường huyết ban đêm là gì?
Hiểu một cách đơn giản thì hạ đường huyết ban đêm chính là tình trạng lượng đường trong máu bị hạ thấp vào ban đêm hoặc cũng có thể là khi người bệnh ngủ. Giới hạn để cảnh báo người bệnh mắc bệnh hạ đường huyết rất cao có thể từ từ 3.9 – 6.4mmol/l tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Theo một đánh giá khách quan thì tình trạng hạ đường huyết ban đêm là một hiện tượng phổ biến của những người mắc bệnh tiểu đường type 1 và type 2 sử dụng insulin. Mặc dù, là hiện tượng phổ biến nhưng bệnh lại có những biến chứng nguy hiểm mà bạn không thể bỏ qua và nên điều trị càng sớm càng tốt.
Các triệu chứng thường gặp của hạ đường huyết ban đêm
Những dấu hiệu của bệnh hạ đường huyết ban đêm thường không dễ dàng nhận thấy như: cảm giác chóng mặt, mắt nhìn mờ, tim đập loạn nhịp, đổ mồ hôi lạnh, căng thẳng, mệt mỏi cùng cực,…
Với những người này thì sau một đêm ngủ dậy họ thường thấy tóc của mình ướt sũng do đổ mồ hôi. Hay ban ngày thường có cảm giác buồn ngủ cũng như đau đầu và mệt mỏi hơn. Bên cạnh đó bạn cũng có thể nhận thấy một số triệu chứng như:
- Ngủ không ngon giấc, luôn bồn chồn và có cảm giác bất an.
- Cơ thể mệt mỏi, muốn dậy mà người cứ mệt mỏi không dậy được.
- Hay gặp ác mộng…
Nguyên nhân chủ yếu gây của hiện tượng hạ đường huyết ban đêm
Ở những người bình thường thì cơ thể sẽ tự điều chỉnh tình trạng hạ đường huyết. Bằng việc kích thích tiết hai hormon là glucagon và epinephrine giúp nhanh chóng nâng cao lượng đường trong máu. Tuy nhiên, với những người mắc bệnh tiểu đường thì tuyến tụy của họ đã bị suy yếu. Chính vì thế kích thích tiết hai hormon là glucagon và epinephrine và làm cho lượng đường không được kiểm soát một cách hiệu quả.
Một số yếu tố khiến cho biến chứng bệnh hạ đường huyết ban đêm nghiêm trọng và diễn ra nhanh hơn như:
- Người bệnh đã sử dụng quá liều insulin.
- Uống quá nhiều rượu bia cũng như các thức uống có chứa cồn.
- Vận động thể chất quá nhiều vào ban ngày thì khiến cho tăng độ nhạy cảm insulin vào đêm.
- Buổi tối không ăn.
- Bỏ qua bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ nếu như trước đây bạn duy trì thói quen đó.
Mẹo hạn chế tối đa hiện tượng hạ đường huyết ban đêm
Kiểm tra đường máu trước khi ngủ
Tất cả bệnh nhân mắc tiểu đường có nguy cơ hạ đường máu đều nên kiểm tra lượng đường trong máu trước khi đi ngủ. Tùy mức độ thấp của đường trong máu, bổ sung lượng phù hợp thức ăn. Nếu sử dụng máy bơm insulin, nên xem xét việc tạm thời giảm liều lượng insulin.
Nhận biết các dấu hiệu đường máu thấp
Triệu chứng hạ đường huyết xuất hiện khi lượng đường trong máu giảm dưới 70 mg/dl. Bao gồm run rẩy, ra mồ hôi, nhầm lẫn, hành vi thất thường, đau đầu. Một số bệnh nhân có thể bị tình trạng “mất nhận biết tình trạng hạ đường huyết” sẽ không cảm thấy các triệu chứng của đường máu thấp. Đường máu giảm mà không có triệu chứng dễ khiến bạn gặp nguy hiểm.
Đừng bỏ qua bữa ăn tối
Bỏ qua bữa ăn tối hoặc ăn quá ít là một trong những nguyên nhân gây hạ đường máu trong đêm. Nên có bữa ăn tối lành mạnh, cân đối và chú ý đến số lượng thức ăn.
Tránh tập thể dục quá mức vào tối muộn
Tập thể dục thường xuyên rất có ích cho bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên không nên tập thể dục nhiều ngay gần giờ đi ngủ vì có thể gây hạ đường máu trong đêm. Nên tránh tập thể dục trong vòng hai giờ trước khi đi ngủ. Nếu mức đường trong máu dưới 100 mg/dl sau khi tập thể dục. Nên ăn thêm gấp đôi số lượng thức ăn trước khi đi ngủ.
Hạn chế uống bia rượu buổi tối
Tiêu thụ thường xuyên thức uống có cồn như bia rượu có thể làm tăng nguy cơ bị hạ đường huyết ban đêm. Chỉ nên uống ở mức vừa phải. Không quá một đơn vị cồn một ngày với phụ nữ và hai đơn vị mỗi ngày với nam giới. Một đơn vị tương đương một chai bia hoặc một ly rượu vang. Nếu uống bia rượu vào buổi tối, nên ăn thêm thức ăn.
Hãy chuẩn bị thức ăn uống sẵn sàng
Nếu bạn thường thức dậy với các triệu chứng hạ đường máu. Nên có một số thứ để sẵn ngay cạnh giường như nước ngọt, nước trái cây. Để có thể dùng ngay mà không cần phải rời khỏi giường.
Bệnh hạ đường huyết ban đêm điều trị như thế nào?
Cũng tương tự như cách điều trị bệnh hạ đường huyết ban ngày thì hạ đường huyết ban đêm cũng có những phương pháp điều trị khá cụ thể.
Ngay khi phát hiện cơ thể mình đang bị hạ đường huyết phải làm gì? Người bệnh có thể ăn ngay một cái kẹo hay ăn ngay từ 10 – 15 gram thực phẩm có khả năng giải phóng đường nhanh chóng. Hoặc cũng có thể ăn một miếng bánh mì để tình hạn chế tình trạng xuống quá thấp.
Sau 15 phút thực hiện bạn đo kiểm tra lại đường huyết. Nếu không cải thiện nhanh chóng thực hiện lại. Nếu lần thứ 2 mà đường huyết vẫn chưa tăng thì nhanh chóng đi bác sỹ.
Trên đây là những thông tin về tình trạng bệnh hạ đường huyết ban đêm. Bạn không nên chủ quan với tình trạng này vì chính là biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Cập nhật thêm nhiều tin tức mới nhất về sức khỏe tại đây nhé.