Tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra vô cùng phức tạp và lan rộng ra khắp các tỉnh thành trên cả nước. Không chỉ tác động tiêu cực đến nền kinh tế, đại dịch này còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người. Theo các bác sĩ, hãy cố gắng cân bằng chế độ ăn uống, ăn uống đa dạng các loại thực phẩm, cung cấp đủ lượng nước, chất béo,… phù hợp. Việc này sẽ giúp đảm bảo sức khỏe tốt nhất để phòng bệnh, tăng cường hệ miễn dịch và giảm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh mạn tính cũng như các bệnh lý nhiễm trùng, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 đang khá căng thẳng ở khắp mọi nơi.
Chế độ dinh dưỡng đảm bảo sức khỏe trong mùa dịch Covid-19
Ăn thực phẩm tươi sống mỗi ngày
Ăn trái cây, rau xanh, các thực phẩm thuộc họ đậu (đậu lăng, đậu đen…), các loại hạt và ngũ cốc nguyên cám. Các loại chưa qua chế biến như bắp, hạt kê, lúa mì, yến mạch, gạo lứt hoặc những loại tinh bột từ các loại củ như khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn và nguồn thực phẩm từ động vật (thịt, cá, trứng và sữa).
Mỗi ngày ăn 2 ly trái cây (4 khẩu phần), 2,5 chén rau xanh (5 khẩu phần), 180g ngũ cốc, 160g thịt và đậu (thịt đỏ có thể ăn 1-2 lần/tuần, thịt gia cầm có thể ăn 2-3 lần/tuần).
Đối với bữa ăn nhẹ, nên chọn rau xanh và trái cây tươi. Hạn chế những thức ăn chứa nhiều đường, chất béo hoặc nhiều muối. Tránh nấu rau xanh và trái cây quá kỹ sẽ làm mất đi những vitamin quan trọng. Khi sử dụng các loại rau quả đóng hộp hoặc sấy khô. Nên chọn đa dạng nhiều loại khác nhau mà không thêm muối hoặc đường.
Uống đủ nước mỗi ngày
Nước rất cần thiết cho sự sống. Nước giúp vận chuyển chất dinh dưỡng và chất chuyển hóa trong máu, điều hoà nhiệt độ cơ thể. Loại bỏ chất thải, tạo chất nhờn và chất đệm cho khớp.
Nên uống 8-10 ly nước mỗi ngày. Bên cạnh nước lọc, có thể sử dụng những loại thức uống khác như nước ép từ rau củ và trái cây, trà và cà phê… Song lưu ý không uống quá nhiều thức uống chứa caffein và thức uống chứa nhiều đường như nước ép trái cây ngọt, nước ngọt có ga, si rô, nước ép trái cây cô đặc.
Hạn chế sử dụng các thức uống chứa hàm lượng đường cao. Như nước ép trái cây, si rô hoặc nước ép trái cây cô đặc, sữa tổng hợp có đường, sữa chua.
Hạn chế đồ ăn nhiều chất béo và dầu mỡ
Nên ăn thực phẩm chứa chất béo không bão hòa (cá, bơ, các loại hạt, dầu olive, dầu nành, dầu hạt cải, dầu hạt hướng dương, dầu bắp) hơn là thực phẩm chứa chất béo bão hòa (thịt mỡ, bơ, dầu cọ hoặc dầu dừa, phô mai, kem, bơ tinh, mỡ động vật).
Lựa chọn loại thịt trắng (như thịt gia cầm) và cá vì ít chất béo hơn là thịt đỏ. Tránh các loại thịt chế biến sẵn vì nhiều mỡ và muối. Đối với sữa, nếu có thể, hãy chọn những loại sữa hoặc thực phẩm từ sữa chứa ít béo hoặc giảm béo.
Tránh các loại thực phẩm công nghiệp chứa chất béo chuyển. Thường có trong thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, đồ ăn vặt, đồ chiên, pizza đông lạnh, bánh quy, bánh nướng, bơ thực vật và các loại bơ phết bánh mì.
Ngoài ra khi nấu hoặc chuẩn bị thức ăn. Nên hạn chế dùng muối và gia vị chứa nhiều muối như nước mắm, nước tương. Hạn chế lượng muối nhập vào mỗi ngày dưới 5g (xấp xỉ 1 muỗng cà phê) và sử dụng muối iot. Tránh thức ăn chứa nhiều muối và đường như snack.
Các loại thực phẩm giúp tăng sức đề kháng để chống chọi với dịch Covid-19
Các loại rau xanh
Rau xanh là loại thực phẩm chứa rất nhiều các dưỡng chất tốt cho cơ thể như vitamin C, E,…chất chống oxy hóa cực kỳ hữu hiệu. Các loại rau xanh như súp lơ, bắp cải xanh,…có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Tuy không có tác dụng ngay tức thời nhưng nếu bạn ăn uống đầy đủ thì rau xanh hoàn toàn có thể giúp bạn chống lại dịch bệnh.
Vitamin C giúp tăng sức đề kháng mùa dịch Covid-19
Đây là loại vitamin giúp tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể con người. Dưỡng chất này giúp làm tăng khả năng sản sinh bạch cầu trong máu. Giúp tăng khả năng chống chọi lại với các dịch bệnh. Tuy nhiên, cơ thể chúng ta không thể sản sinh cũng như không thể tự tổng hợp được vitamin C. Mà phải dùng các thực phẩm có chứa những loại dưỡng chất này để bổ sung thêm. Đơn cử như cam, chanh, bưởi,…Hay đơn giản nhất đó chính là viên C sủi mà bạn có thể tìm thấy ở tiệm thuốc tây.
Hơn hết, chính bản thân của chúng ta nên tự nắm bắt rõ nhất sức khỏe của mỗi người. Đọc theo những thông báo của các tổ chức y tế để bạn có thể xác định được cơ thể mình có đang nằm trong vùng an toàn hay không. Đối với những người cao tuổi, mắc các bệnh về hô hấp như hen, suyễn,… Hay các bệnh như tiểu đường, cao huyết áp,…. Cũng nên hạn chế ra đường để bảo toàn sức khỏe của bạn và cho cả cộng đồng.
Và nếu như bạn cảm thấy cơ thể mình không được khỏe. Có chút đau họng, sốt,..cho dù là những biểu hiện như cảm bình thường thì cũng đừng chủ quan. Hãy đến các cơ sở y tế để được hỗ trợ kịp thời!
Tham khảo thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác tại chuyên mục: Y học sức khỏe