Nấm sò được mệnh danh là “cây cứu tinh của con người” với những công dụng gây ngạc nhiên cho các chuyên gia dinh dưỡng và y học trên thế giới … Ở nước ta, nấm sò còn được gọi là nấm bào ngư, nấm hương chân ngắn, nấm sò xám, nấm trắng, nấm dai… (tên khoa học là Pleurotus), thường mọc hoang trên gỗ, mọc đơn lẻ hoặc thành từng đám và có nhiều giống về màu sắc, hình dáng, ít bệnh tật và rất dễ trồng. Nấm sò có dạng phễu lệch, thân có 3 phần gồm mũ, phiến và cuống nấm. Nấm sò có rất nhiều lợi ích. Là một loại thực phẩm bổ dưỡng, rất tốt trong việc hạ cholesterol, tăng cường miễn dịch và hạ đường huyết.
Giá trị dinh dưỡng của nấm sò
Nấm sò có rất nhiều giá trị dinh dưỡng, chứa nhiều prô-tê-in, vi-ta-min và các a-xít a-min có nguồn gốc thực vật, dễ hấp thụ bởi cơ thể con người. Đặc biệt với hàm lượng prô-tê-in chiếm tới 33 – 43%, Nấm sò hoàn toàn có thể thay thế lượng đạm từ thịt, cá… Có nguồn gốc từ động vật. Do đó, nấm sò còn được gọi là “thịt chay”; “thịt sạch” khi được sử dụng như nguồn cung cấp prô-tê-in chủ yếu qua các bữa ăn.
Do đặc tính sinh học, các chất dinh dưỡng và vi chất có lợi cho sức khỏe con người dễ dàng được chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể. Phù hợp với các giải pháp “ăn kiêng” dành cho các bệnh nhân tiểu đường, gút, mỡ máu… cũng như người có thói quen ăn chay.
Đối với người suy nhược cơ thể, các món ăn chế biến từ nấm giúp phục hồi sinh lực nhanh chóng. Việc chế biến các món ăn cũng không đòi hỏi cầu kì mà vẫn rất ngon miệng như nấu cháo, xào, nấu canh, luộc… Vừa có tác dụng bổ dưỡng, vừa có tác dụng trị bệnh.
>>> Tham khảo thêm chuyên mục dinh dưỡng để biết thêm nhiều kiến thức nhé!
Lợi ích tuyệt vời của nấm sò
Giúp giảm mức cholesterol
Nấm sò được xem là loại thực phẩm làm giảm cholesterol một cách tự nhiên. Nấm sò có thể làm giảm mức 37% cholesterol và 45% chất béo trung tính trong chế độ ăn của con người. Ngoài ra, nấm sò là một nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, được biết là có tác dụng cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Giúp tăng cường khả năng miễn dịch
Nấm sò có chất chống oxy hóa như selen. Giúp bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại có thể dẫn đến các bệnh mãn tính. Do đó giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Bên cạnh đó, nấm sò có chứa các hợp chất hoạt động như chất điều hòa miễn dịch. Giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.
Giúp tăng cường chức năng não
Nấm sò rất giàu niacin (vitamin B3), một chất dinh dưỡng quan trọng đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và suy giảm trí nhớ do tuổi tác. Nhờ đó, mà nấm sò được đánh giá là loại thực phẩm tốt cho não bộ.
Giúp chống viêm
Viêm là phản ứng miễn dịch bình thường của cơ thể để bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng và bệnh tật. Mặt khác, tình trạng viêm mãn tính có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư và tiểu đường. Nấm sò có đặc tính chống viêm mạnh mẽ có thể giúp kiểm soát tình trạng viêm.
Làm giảm lượng đường trong máu
Thêm nấm sò vào bữa ăn sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Bởi trong nấm sò rất giàu β-glucans, một loại chất xơ hòa tan trong nước. Có thể giúp cải thiện mức đường huyết. Có thể hỗ trợ giảm nguy cơ tiểu đường
Ngoài ra sự hiện diện của β-glucans trong nấm sò còn giúp hạ huyết áp. Từ đó làm huyết áp ổn định, giải quyết tình trạng huyết áp cao.
Giúp chống lại các gốc tự do
Chất chống oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do và ngăn ngừa tổn thương tế bào. Nấm sò có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp tăng cường sức khỏe; và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.
Kiểm soát được bệnh ung thư
Nấm sò còn có đặc tính chống khối u, có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Nấm sò có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư vú; và ung thư ruột kết, chống lại các tế bào khối u đại trực tràng và bệnh bạch cầu.